39 phông chữ bất cứ nhà thiết kế logo cũng cần phải biết
Kiểu chữ sẽ quyết định một Thiết kế logo thành công hay thất bại. Phông chữ phù hợp sẽ làm logo của bạn hấp dãn, nhưng ngược lại nếu chọn sao phông chữ, logo sẽ kém hấp dẫn khách hàng. Đó là lý do tại sao chúng tôi giới thiệt đến bạn các phông chữ nổi bật nhất mọi thời đại – bắt đầu từ những năm 1600 cho đến hiện tại.
Dưới đây là 39 phông chữ tuyệt vời mà bạn nên xem xét sử dụng trong thiết kế của mình. Hãy lưu lại bài viết này như một nguồn tư liệu 101 phông chữ lấy cảm hứng!
Phông chữ logo 1600 – 1980
Những năm 1600-1980 đã đặt nền móng cho kiểu chữ như chúng ta biết. Trong khoảng thời gian này, các nhà thiết kế Logo đã xác định các loại phông chính mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay như chữ có chân, không chân, chân lớn và kiểu hình học. Sự cẩn trọng trong từng chi tiết nhỏ của những kiểu chữ này giúp chúng tồn tại vĩnh cửu: Các nhà thiết kế đã thử nghiệm sửa đổi hết lần này qua lần khác bề mặt logo của những thương hiệu nổi tiếng. Đó là lý do tại sao chúng rất đáng để ta tìm hiểu.
1. Tên kiểu chữ: Garamond
Năm ra đời: thế kỷ 16
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Claude Garamond, Jean Jannon
Quốc gia: Pháp
Kiểu dáng: Phong cách cổ điển
Nhận xét: Garamond là phông chữ tiên phong mở đầu ra rất nhiều phông chữ sau này. Nhiều thiết kế chúng ta thấy trong thập kỷ này được phiên ra từ kiểu chữ cái của Claude Garamond và Jean Jannon trong thế kỷ 16. Phông chữ Garamond trở thành một trong những kiểu chữ nổi tiếng đầu tiên khi nó được giới thiệu tại Hội chợ Thế giới Paris vào năm 1900, và hàng chục biến thể xuất hiện sau đó. sự nổi tiếng này vẫn kéo dài suốt những thập niên tiếp theo.
Garamond có kiểu dáng thanh lịch. Các chân (serif) của từng chữ cái đều được chỉnh sửa thủ công để thể hiện cá tính của chúng, đáng chú ý nhất là những cái trong chữ “T”. Bởi vì serif rất truyền cảm, chúng thường được sử dụng trong một ngữ cảnh vui tươi – như có thể thấy trong những thiết kế thương hiệu đầu tiên của Apple. Các mẫu chữ tinh chế cũng giúp phông chữ này được sử dụng trong những thiết kế phức tạp hơn -như logo của American Eagle.
Hãy cân nhắc sử dụng phông chữ này để một thiết kế logo cá tính, chuyên nghiệp và trường tồn.
2.Tên kiểu chữ: Bodoni
Năm ra đời : 1700s
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Giambattista Bodoni
Quốc gia: : Ý
Kiểu dáng: Hiện đại (Didone), có chân
Nhận xét: Kiểu chữ Bodoni nổi lên trong khoảng thời gian các nhà thiết kế chữ đang thử nghiệm sự tương phản giữa các đặc tính dày và mỏng. Giambattista Bodoni đã quyết tâm thực hiện thử nghiệm và tạo ra phông chữ ấn tượng này. Nó gây tiếng vang vào thời gian được sử dụng trong các logo nổi tiếng như Vogue và Calvin Klein, và là một phông chữ tuyệt vời khi cân nhắc sử dụng cho các thương hiệu thời trang chính thống.
Như bạn sẽ thấy bên dưới, Bodoni có rất nhiều điểm chung với kiểu chữ của Didot bởi vì nó được tạo ra cùng một thời điểm. Dù kiểu chữ Bodoni có phong cách riêng.
Hãy xem xét sử dụng kiểu chữ này cho các thương hiệu thời trang đang nổi tiếng trong ngành công nghiệp này.
3.Tên kiểu chữ: Didot
Năm ra đời : 1799
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Didot
Quốc gia: : Pháp
Kiểu dáng: Didone, có chân
Nhận xét: Trước khi Didot được biết đến như là một kiểu chữ, nó là tên của một gia đình bao gồm các nhà in của Pháp, nhà điêu khắc và xuất bản vào cuối những năm 1700. Họ tạo ra nhiều phiên bản của Didot, một trong số đó được sử dụng trong logo của Giorgio Armani. Tương tự như Bodoni, Didot có độ tương phản cao, đột ngột giữa các nét dày và mỏng gây ấn tượng mạnh. Phông chữ này cũng thường được thấy trong giới thời trang. Didot phát huy hiệu quả cao nhất khi được sử dụng một cách tối giản, kết hợp với màu sắc có độ tương phản cao.
Hãy xem xét phông chữ khi dùng cho một logo không quá đòi hỏi sự ấn tượng: kiểu trưởng thành và cổ điển.
4.Tên kiểu chữ: Futura
Năm ra đời : 1927
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Paul Renner
Quốc gia: : Đức
Kiểu dáng: hình học, không chân
Nhận xét: Futura có thể là một trong những kiểu chữ thành công và được sử dụng nhiều nhất trong thế kỷ 20. Các mẫu chữ kiểu hình học lạ kỳ của ông tiên phong cho một chủ nghĩa hiện đại lạc quan. Phong cách này phản ánh những thử nghiệm nghệ thuật căn bản ở Đức vào thời đó, đặc biệt là tại trường nghệ thuật Bauhaus, nơi có các giá trị xoay quanh chức năng và trật tự. Họ cũng tin rằng tinh thần nghệ thuật cá nhân có thể cùng tồn tại với sản xuất hàng loạt.
Tóm lại, Futura là một kiểu chữ không chân cổ điển mà giữ vị thế của mình giữa hàng loạt các kiểu chữ khác trong bất kể thời đại nào. FedEx và Swissair là hai công ty đã xây dựng được bản sắc thương hiệu mạnh mẽ với các mẫu chữ mang lại cảm giác hiện đại nhưng cũng rất thân thiện.
Hãy xem xét phông chữ này cho logo của bạn nếu bạn đang kỳ vọng tạo ra một thương hiệu quốc tế dễ nhận biết mang chút độc đáo và dễ thương.
5. Tên kiểu chữ: Rockwel
Năm ra đời : 1934
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Monotype
Quốc gia: : Mỹ
Kiểu dáng: Chân lớn
Bình luận: Dù Rockwell không còn nhận được nhiều sự chú ý trong thời gian gần đây nhưng nó là một kiểu chữ nổi bật từ những năm 1930. Đây là kiểu chữ chân lớn cổ điển, có nghĩa là các chân không bị gãy và có trọng lượng tương tự với sự cân bằng của mỗi kí tự.
Các mẫu chữ của Rockwell làm hài lòng bởi sự đơn giản của chúng. Cấu trúc của chúng không tạo ra không gian làm người xem cảm thấy bị áp đảo mặc dù trông tương đối phức tạp.
Bạn có thể sử dụng kiểu chữ này cho chữ ký của một doanh nghiệp kinh doanh đồ dùng tiện ích, xây dựng hoặc quần áo không mang ý nghĩa.
6. Tên kiểu chữ: Univers
Năm ra đời : 1954
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Adrian Frutiger
Quốc gia: : Thụy Sĩ
Kiểu dáng: Neo-grotesque sans-serif (Kiểu chữ cổ điển không chân)
Bình luận: Univers là một trong những kiểu chữ đầu tiên thể hiện ý tưởng của một nhóm font phù hợp. Nhóm Univers tập hợp lượng lớn các yếu tố trọng lượng, độ rộng và vị trí. Nhà thiết kế của nó, ông Frutiger không thực sự có hứng thú với các phông chữ hình học thuần túy đã mô tả Univers là có “sự nhạy cảm thị giác giữa những nét dày và mỏng, tránh hình học hoàn hảo”. Sự chú ý đến chi tiết này giúp cho các chữ cái có một sắc thái rất sâu sắc.
Nhìn vào các ví dụ phía trên, bìa sách Châu Âu/ Mỹ tạo ra một cái nhìn quốc tế và tiện dụng thông qua việc sử dụng các mẫu chữ hoa. Trong khi đó, logo eBay cho thấy rất nhiều đặc điểm. Gạch ngang của chữ “e” có một nét nhẹ hơn so với phần còn lại của, cạnh bên trong hình tròn chữ “b” được dịch chuyển nhẹ sang trái tạo sự biến đổi thú vị, “a” và ” y “có hình dáng kỳ lạ và rút gọn đáng kinh ngạc.
Bạn có thể sử dụng kiểu chữ này cho logo đòi hỏi tính khả dụng cao và phổ biến toàn cầu.
7. Tên kiểu chữ: Helvetica
Năm ra đời : 1957
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Max Miedinger
Quốc gia: : Thụy Sĩ
Kiểu dáng: Neo-grotesque sans-serif
Nhận xét: Nhiều người không biết rằng Univers nổi tiếng trước Helvetica và nhà thiết kế Max Miedinger lấy cảm hứng để thành lập một cụm kiểu như vậy. Cả hai phông chữ đều có độ nổi tiếng tương tự cho đến những năm 70 và 80, khi Helvetica được cấp phép cho Xerox, Adobe và Apple, là một trong những phông chữ chính của ngôn ngữ phát hiện PostScript.
Kể từ đó, Helvetica đã giành được nổi tiếng trên toàn thế giới, có thể kể đến việc được sử dụng rộng rãi như trên Đó là bởi vì kiểu chữ đơn giản và tiện dụng, với những nét chạm quắt – giống như đuôi hình vuông tròn của chữ “R”, chữ “t” và “f” hẹp, và nét giống là cờ của số 1
Hãy xem xét phông chữ cho một logo hướng tới tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng mới cũng như là các nhà thiết kế dày dạn.
8. Tên kiểu chữ: ITC Lubalin Graph
Năm ra đời : 1974
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: ITC/Herb Lubalin, Antonio DiSpigna, Joe Sundwall, Edward Benguiat
Quốc gia: : Mỹ
Kiểu dáng: Neo-grotesque sans-serif
Bình luận: Một điểm tĩnh lặng nổi bật hoài cổ là ITC Lubalin Graph. Phông chữ này đầy sức sống, như có thể thấy ở góc cạnh chữ thường “e”, chữ hoa cái chân “A”, và không thể quên nhắc tới chữ hoa “Q”
Phông chữ này được làm ra tạo ra từ nhiều tỉ trọng khác nhau, và người ta nói rằng logo IBM của Paul Rand là một sản phẩm công phu của cách kết hợp tỷ trọng phức tạp.
Hãy xem xét phông chữ này cho các nhãn hiệu có chứa chữ “Q” và / hoặc thương hiệu cần kiểu chữ tràn đầy năng lượng và năng động.
9. Tên kiểu chữ: Frutiger
Năm ra đời : 1975
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Adrian Frutiger
Quốc gia: : Thụy Sĩ
Kiểu dáng: Humanist (Kiểu chữ cổ điển không chân), chữ không chân
Nhận xét: Chắc bạn vẫn còn nhớ Adrian Frutiger, nhà thiết kế của kiểu chữ Univers? Đây là một tác phẩm lớn khác của ông ấy. Frutiger thiết kế kiểu chữ mang tính thiết thực và hữu ích dù với bất kỳ mục đích nào. Phông chữ rõ nét ở kích thước nhỏ hoặc ở khoảng cách xa. Không có gì ngạc nhiên khi phông chữ này đã được sử dụng trên hộ chiếu Thụy Sĩ từ năm 1985.
Xem xét sử dụng font chữ này cho logo có vẻ ngoài tối giản và thực tế có thể nhìn rõ ở kích thước nhỏ và cả khoảng cách xa.
10. Tên kiểu chữ: ITC Bauhaus
Năm ra đời : 1975
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: ITC/Ed Benguiat and Victor Caruso
Quốc gia: : Thụy Sĩ
Kiểu dáng: có chân
Bình luận: Bauhaus, và nhiều thiết kế khác của nó, được diễn giải lại từ phông chữ bị lãng quên năm 1925 Universal. Bố cục ITC Bauhaus mang cảm hứng từ Universal và xây dựng trên đó tập hợp các ký tự chữ hoa và chữ thường, sàng lọc lại toàn bộ. Các thiết kế đều có cùng tỷ trọng và hình khối nhưng bằng cách nào đó rất nổi loạn trong đường cong và không gian âm chiều. Phông chữ có cảm giác retro và hoàn hảo cho các mẫu thiết kế logo muốn tìm cảm giác xưa cũ.
Hãy xem xét phông chữ này cho thiết kế logo khi muốn một cảm giác hoài cổ hoặc retro.
Phông chữ logo trong thời kỳ 1990 – 2000
Trong những năm 1990, máy tính đã được giới thiệu trong thiết kế kiểu chữ, mở ra những tiềm năng mới. Các nhà thiết kế đã thử nghiệm với hình học tiên tiến, hiệu ứng Photoshop và tính toán tỉ lệ trên máy tính. Nhiều phông chữ từ thời đại này đã bức phá nền móng mới, tạo ra những phong cách mới được trong thiết kế logo.
11. Tên kiểu chữ: FF Meta
Năm ra đời : 1991
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Erik Spiekermann
Quốc gia: : Đức
Kiểu dáng: Humanist, sans-serif
Nhận xét: Theo nhà thiết kế phông chữ Spiekermann, FF Meta được dự định là phản đề của Helvetica. Trong trường hợp Helvetica nét cứng hơn, FF Meta cong và mềm mại hơn. Dấu chấm tròn trên “i”, các đường cong bất thường sẽ dễ dàng thấy khi bạn liếc mắt qua các chữ font này.
Trớ trêu thay, vì sự nổi tiếng của nó, FF Meta được coi là Helvetica của những năm 90! Nó được sử dụng trong logo của Herman Miller và The Weather Channel.
Hãy sử dụng kiểu chữ này nếu bạn hứng thú với Helvetica nhưng muốn cái gì đó khác biệt và tươi mới hơn!
12. Tên kiểu chữ: FF Blur
Năm ra đời : 1992
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Neville Brody
Quốc gia: : Anh Quốc
Kiểu dáng: Thử nghiệm, sans-serif
Nhận xét: Trong những năm 1990, có hai sự chuyển đổi chính trong kiểu chữ. Một là sự giảm nhẹ trong việc chú ý tới tính dễ đọc, và thứ hai là việc giới thiệu máy tính. FF Blur thể hiện cả hai xu hướng này.
Neville Brody đã tạo ra phông này bằng cách thiết kế dựa trên Akzidenz-Grotesk bằng cách blur ba lần bởi Photoshop nhằm tạo ra ba tỉ trọng tương ứng. Kết quả không phải là đặc biệt dễ đọc, nhưng nó khá thú vị và đặc biệt là đột phá với những người lao động khoảng đầu những năm 90.
Phông chữ này có thể dùng cho logo khác biệt, vượt mọi khuôn khổ.
13. Tên kiểu chữ: Horizon
Năm ra đời : 1992
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Bitstream
Quốc gia: : Mỹ
Kiểu dáng: Thử nghiệm/hình học, sans-serif
Nhận xét: Horizon lấy cảm hứng từ kiểu chữ được sử dụng trong loạt các phần Start Trek thời kỳ đầu. Do sự phù hợp nên phông chữ này đã được sử dụng 21 năm sau trong bộ phim Star Trek: Into Darkness. Để tương thích với thử nghiệm kỹ thuật số trong những năm 90, Horizon có những góc cạnh không thể lường trước tạo bởi các công cụ kỹ thuật số sắc sảo.
Phông chữ này có thể được sử dụng các thương hiệu mang tính tương lai và hơi hướng khoa học viễn tưởng.
14. Tên kiểu chữ: Big Caslon
Năm ra đời : 1994
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Matthew Carter
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: cổ điển, serif
Nhận xét: Big Caslon là sự hồi sinh từ một nhóm các kiểu chữ serif từ những năm 1600 bởi William Caslon I. Kiểu chữ này là một ví dụ điển hình về các kiểu chữ điển cổ điển theo dòng typography kỹ thuật số. Hầu hết các chữ serifs đều sắc nét và bén nhọn, trong khi một số, chẳng hạn như chữ hoa “G” và “S” hơi mang tính hình học. Nhìn chung, tính dữ dội, mạnh mẽ là điểm chính trong thiết kế của Big Caslon.
Hãy sử dụng font chữ này nếu bạn muốn một logo lan tỏa những vẫn tinh tế, thanh lịch.
15. Tên kiểu chữ: Sackers Gothic
Năm ra đời : 1994
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Monotype
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: Sans-serif
Bình luận: Sackers Gothic là một trong những phông chữ khiến người khác cảm thấy phải yêu thích. Các đường cong trong chữ “S” không hoàn hảo một cách hoàn hảo , tỷ lệ của chữ “E”, R “và” C ” tạo ra tác động bên trong và kiểu chữ như một tổng thể ấm áp, đẹp đẽ. Sackers Gothic sẽ hiệu quả cho thiết kế chai rượu vang, bảng hiệu cổ điển, hoặc trang trại cho đến bàn trong các nhà hàng.
Hãy cân nhắc font chữ này trong thiết kế logo mang hơi hướng trường học cổ điển và tinh tế.
16. Tên kiểu chữ: FF Din
Năm ra đời : 1995
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: FontFont/Albert-Jan Pool
Quốc gia: Đức
Kiểu dáng: Sans-serif
Bình luận: FF Din được tạo ra cho FontFont bởi Erik Spiekermann (cũng là tác giả của FF Meta) và cuối cùng trở thành kiểu chữ bán chạy nhất của họ. Nó hiện đại hóa thiết kế san-serif bằng cách mở rộng các phần tròn vào các hình bầu dục hình học, cắt các mẫu chữ đột ngột (nhưng làm hài lòng) và tạo ra các đường cong sắc nét thông qua hình học tiên tiến.
Đây có thể là một thay thế cho Helvetica. Một phông chữ mà vẫn có cảm giác tích cực nhưng hiện đại hơn
17. Tên kiểu chữ: Sassoon
Năm ra đời : 1995
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Rosemary Sassoon
Quốc gia: Anh Quốc
Kiểu dáng: Sans-serif
Ý kiến: Sassoon được thiết kế bởi một trong số ít nhà thiết kế nữ nổi tiếng trong lịch sử gần đây, Rosemary Sassoon. Kiểu chữ này mang tới cảm giác kỳ lạ nhưng vẫn rất thân thiện đồng thời cũng tối giản nên rất được
Hãy sử dụng phông chữ logo này trong các ứng dụng cho trẻ em hoặc các nhãn hiệu kỳ lạ hoặc mang tính tưởng tượng cao.
18. Tên kiểu chữ: Baltica
Năm ra đời : 1998
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Paratype/Vera Chiminova, Isay Slutsker
Quốc gia: Nga
Kiểu dáng: Slab serif
Nhận xét: Mặc dù Baltica phù hợp với các tiêu chí của slab serif, nhưng nó trông rất giống với một sans-serif đơn giản. Với các lớp lót và chiều rộng khác nhau từ các mẫu chữ, đó không phải là một thiết kế bình thường của slab-serif Những đặc điểm đã tạo nên sự khác biệt giữa nó và Baltica, gây ấn tượng và định hình thương hiệu Winston.
Hãy sử dụng phông chữ này cho một thương hiệu cổ điển muốn tạo sự tin cậy bất chấp các quan niệm về sự lỗi thời.
19. Tên kiểu chữ: FF Avance
Năm ra đời : 2000
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Evert Bloemsma
Quốc gia: Đức
Kiểu dáng: Serif
Nhận xét: FF Avance là kiểu chữ đặc biệt với những chữ serifs bất đối xứng. Các chữ cái thấp hơn của chữ “A” ở bên phải, trong khi chữ hoa phía trên chữ “v” ở bên trái.
Nếu bạn muốn miêu tả chuyển động và năng lượng hãy chọn font chữ này. Đó là một sự lựa chọn tuyệt vời dùng cho ngành công nghiệp thể thao, tự động hóa và lấy hành động làm gốc.
20. Tên kiểu chữ: Modesto
Năm ra đời : 2000
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Jim Parkinson
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: Serif
Nhận xét: Modesto có một lịch sử rất thú vị bắt nguồn những rạp xiếc thế kỷ 19, 20 và kiểu chữ sơn tay. Thiết kế lặp lại sử dụng kỹ thuật số này có những hình thức tương tự và hoàn thiện để tạo nên một nhóm hoàn thiện 23 font chữ.
Hãy xem xét phông chữ này cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn muốn lấy cảm hứng từ phong cách xiếc cổ điển, thương hiệu thùng gỗ cổ điển hoặc thiết kế hộp xì gà.
Phông chữ logo 2000 – 2010
Trong những năm 2000, kiểu chữ trở lại với cách tiếp cận căn bản. Các nhà thiết kế sử dụng các mẫu của những thời kỳ trước và định hình lại chúng. Các ví dụ sau cho thấy các phông chữ của thời kỳ này kết hợp các phong cách humanist có từ những năm 1600 với độ chính xác rõ nét của thời đại vi tính. Các nhà thiết kế đã tìm ra cách kết hợp tốt nhất cho kiểu thiết kế kiểu chữ (và, tất nhiên, logo)!
21. Tên kiểu chữ: Neo Sans
Năm ra đời : 2004
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Monotype/Sebastion Lester
Quốc gia: Anh Quốc
Kiểu dáng: Sans-serif
Nhận xét: Neo Sans đã trở thành một tiêu chuẩn cho các kiểu chữ sans-serif với các góc cong. Đó là một trong những kiểu chữ đầu tiên sử dụng kỹ thuật theo một cách phức tạp và tinh tế. Nó làm giảm cường độ của phông chữ và tạo ra cảm giác thân thiện hơn. Phông chữ này đã được Intel sử dụng rộng rãi như đã thấy trong ví dụ ở phía trên, bên phải.
Nếu bạn muốn truyền tải một thông điệp thân thiện, mạch lạc và thống nhất, hãy xem xét sử dụng font chữ này.
22. Tên kiểu chữ: Proxima Nova
Năm ra đời : 2005
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Mark Simonson
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: Sans-serif
Bình luận: Theo nhà thiết kế, Proxima Nova là một phông chữ cầu nối giữ các phông chữ như Futura và Akzidenz-Grotesk. Dựa trên độ phổ rộng của phong cách typography, cầu nối này rất được chào đón.
Proxima Nova là một kiểu chữ cân bằng hình học cổ điển và tỷ lệ hiện đại. Nó được sử dụng bởi các công ty lớn như nhạc Spotify và Twitter.
Bạn có thể sử dụng font chữ này nếu doanh nghiệp liên kết chặt chẽ với phương tiện truyền thông xã hội hoặc thường xuyên xuất hiện trên internet.
23. Tên kiểu chữ: Foco
Năm ra đời : 2006
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Veronika Burian, Fabio Haag
Quốc gia: Anh
Kiểu dáng: Sans-serif
Nhận xét: Mọi thứ đều tròn. Foco độc đáo bởi ở nó có sự tái xuất hiện tính dễ đọc đã bị mất trong những cuộc thử nghiệm số năm 1990. Phông chữ này thử nghiệm với sự cân bằng giữa các góc mềm với bán kính “nhanh” và “chậm” góc với bán kính rộng. Về khía cạnh đó, nó thể hiện sự sáng tạo và cá tính.
Đồng thời, khoảng cách giữ các chữ cái và tỉ trọng đã được lên sắp xếp cẩn thận để tăng khả năng đọc và sử dụng đa chức năng. Font chữ này hiệu quả khi làm mặt chính logo, phụ đề hoặc khẩu hiệu.
Xem xét sử dụng nó nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình trông dễ thương, vui nhộn.
24. Tên kiểu chữ: Tondo
Năm ra đời : 2007
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Veronika Burian
Quốc gia: Đức/ Úc
Kiểu dáng: Tròn, sans-serif
Nhận xét: Veronika Burian (cũng là một trong những người hợp tác tạo nên font Foco) thực sự gây ghi dấu trong sự nghiệp của mình với Tondo, một trong những phông chữ đầu tiên có góc cực tròn. Kết quả là dễ thương, tươi mát và giàu sức sống khiến nó trở thành một phần trong xây dựng thương hiệu cho marathon London.
Sử dụng font chữ này nếu bạn muốn thương hiệu của mình có hình ảnh sôi nổi.
25. Tên kiểu chữ: Museo Sans
Năm ra đời : 2008
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Jos Buivenga
Quốc gia: Hà Lan
Kiểu dáng: Hình học, sans-serif
Nhận xét: Museo Sans là một phiên bản thân thiện hơn của Museo, một phông chữ serif kỳ quái. Ngược lại, Museo Sans được đơn giản hóa và giảm thiểu giúp các giữ thông thoáng hơn.
Chữ cái “Q” tạo ra một bất ngờ tuyệt vời – nó phá vỡ rào cản giữa các định dạng chữ và hình dáng trừu tượng bằng thiết kế chữ vòng tròn đơn giản với một đường thẳng xuyên. Một niềm vui thật sự cho những người nghiện typographic!
Hãy xem xét phông chữ này nếu doanh nghiệp của muốn tối thiểu hóa tiếp cận và cần kỹ thuật tinh giản.
26. Tên kiểu chữ: Uni Sans
Năm ra đời : 2008
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Fontfabric/Svet Simov, Ani Petrova, Vasil Stanev
Quốc gia: Bulgaria
Kiểu dáng: Sans-serif
Nhận xét: Các đặc tính xác định của Uni Sans là cách một số letterforms, chẳng hạn như “N” và “M”, đã mở rộng góc cắt ra khỏi cái khớp nối. Nó kỳ lạ và mở ra cánh cửa sáng tạo cho các nhà thiết kế.
Vì phông chữ này khớp với màu sắc đậm, nó sẽ làm hiệu quả với các ngành công nghiệp mà đề cao sức mạnh như thương hiệu fitness hoặc các agency truyền thông.
Hãy sử dụng phông chữ này nếu bạn muốn logo của mình nổi bật trong các công cụ marketing.
27. Tên kiểu chữ: Neue Swift
Năm ra đời : 2009
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Linotype/Gerarad Unger
Quốc gia: Hà Lan
Kiểu dáng: Serif
Nhận xét: Neue Swift được thiết kế để tạo ra một mạch ngang, giúp các từ và dòng nhìn tách ra và dễ đọc. Điều này làm cho Neue Swift trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho các logo dài! Phông chữ cũng có những đường serifs nghiêng riêng biệt và các góc “không trống”.
Hãy xem xét phông chữ này cho các ngành công nghiệp tài chính, y tế hoặc phi lợi nhuận.
28. Tên kiểu chữ: Brandon Grotesque
Năm ra đời : 2010
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: HVD Fonts/Hannes von Döhren
Quốc gia: Đức
Kiểu dáng: Hình học, sans-serif
Ý kiến: Brandon Grotesque khác biệt với những kiểu chữ sans-serid khác với chiều cao thấp, một đặc điểm giúp cho kiểu chữ này trông nhỏ gọn và ấm áp. Một số người có thể nhận ra nó từ thương hiệu Comedy Central.
Hãy xem xét phông chữ này nếu logo của bạn sẽ được sử dụng thường xuyên trên phong cách bao bì hoặc thiết kế nhãn mác hiện đại
29. Tên kiểu chữ: Bodoni Egyptian Pro
Năm ra đời : 2010
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Shinn Type/Nick Shinn
Quốc gia: Canada
Kiểu dáng: Serif
Bình luận: Bodoni Egyptian Pro là một kiểu chữ nhằm mục đích phá vỡ các tiêu chuẩn về typographic. Bằng cách sử dụng Bodoni và tối giản nó thành thiết kế chỉ có một tỉ lệ duy nhất.
Hãy sử dụng phông chữ này nếu doanh nghiệp của bạn mang một nét thẩm mỹ cổ điển và mạnh mẽ, hoặc thậm chí là hơi hướng công nghệ và hiện đại. Đó chính là nét đẹp của một phông chữ linh hoạt!
Các font chữ ngày nay
Chúng ta đã đi tới phần của thời hiện đại! Đây là một mục thú vị khi chúng ta sẽ đi dạo khắp thế giới để xem cách sáng tạo mà các nhà thiết kế chữ tiên tiến đang làm. Khi bạn nghiên cứu phần này, hãy lưu ý đến các yếu tố cổ điển được giữ lại và các kỹ thuật được sử dụng để tạo ra một cái nhìn tươi mới trong từng phông chữ. Thứ đã ảnh hưởng rất lớn tới phong cách chữ hiện đại.
30. Tên kiểu chữ: Revista
Năm ra đời : 2015
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Latinotype/Paula Nazal Selaive, Marcelo Quiroz, Daniel Hernández
Quốc gia: Chile
Kiểu dáng: Stencil, serif
Nhận xét: Không thể hoàn chỉnh danh sách phông chữ nào nếu thiếu stencil, và Revista là một ví dụ điển hình. Nó mang lại sự sang trọng đại diện cho serif và kết hợp tiện ích của phông chữ stencil. Các chữ cái nứt vỡ xuất hiện tạo cảm hứng định hướng thời trang có thể tiếp cận tất cả mọi người.
Hãy xem xét phông chữ này nếu doanh nghiệp nổi loạn của bạn muốn định hướng hoặc đột phá xu hướng.
31. Tên kiểu chữ: Bambusa Pro
Năm ra đời : 2015
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Fontforecast/Hanneke Classen
Quốc gia: Hà Lan
Kiểu dáng: Phóng túng/ Cursive
Nhận xét: Các kiểu chữ Cursive đã bỏ qua kỹ thuật số trong nhiều thập kỷ. Đó là bởi vì các chữ cái không thể đoán trước được trong các mẫu chữ viết tay – không ai biết vị trí chữ cái sẽ kết thúc và nơi cái khác sẽ bắt đầu.
Với sự phát triển của các tập dữ liệu và các phương pháp mới đảm bảo rằng mỗi chữ cái đều liên kết đúng quy cách, font cursive cuối cùng đã ra đời.
Hãy xem xét phông chữ này nếu doanh nghiệp của bạn hướng tới vẻ đẹp tự nhiên.
32. Tên kiểu chữ: Amsi Pro
Năm ra đời : 2015
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Stawix/Stawix Ruecha
Quốc gia: Thái Lan
Kiểu dáng: San serif
Bình luận: Amsi mang đến cho bạn một phong cách cổ điển của những năm 1900 bằng cách sử dụng các kiểu chữ tròn như Neo Sans, và thêm ba tỉ lệ riêng biệt, từ rất mỏng đến rất dày.
Khi vẽ trên rất nhiều phông chữ đã xuất hiện trước đó và kết hợp các kỹ thuật theo một cách mới, kiểu chữ này đã tạo ra một cuốn sách “truyện tranh” mới.
Hãy xem xét phông chữ này cho các logo cần đạt tới cảm giác khác biệt độ dày mỏng cao nhất.
33. Tên kiểu chữ: Canilari
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Latinotype/Patricio Truenos
Quốc gia: Chili
Kiểu dáng: Cận đại, serif
Bình luận: Canilari có thể được coi là một phần của kiểu chữ từng bị bỏ rơi. Thật khó để xác định chính xác vị trí của nó phù hợp với ngữ cảnh của lịch sử chữ viết.
Đôi khi một kiểu chữ kỳ lạ là những gì một nhà thiết kế logo cần để làm nổi bật thương hiệu.
Hãy xem xét phông chữ này nếu bạnthật sự không thể tìm ra font chữ phù hợp cho mình. Phớt dày và thô của phông chữ này có thể hiệu quả cho cửa hàng cung cấp thịt hiện đại hoặc các sản phẩm đóng gói tại nhà. Hãy sử dụng trí tưởng tượng của bạn!
34. Tên kiểu chữ: Canilari
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Monotype/Jim Ford
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: Cận đại, serif
Bình luận: Nhóm phông chữ Posterama chứa 63 phông chữ “cuộc hành trình qua không gian và chữ in!” Kiểu chữ này có liên hệ với Art Nouveau, Armory Show, Triển lãm Nghệ thuật Hiện đại 1913, năm Metropolis, thời Art Deco và nhiều hơn nữa.
Nó rất đáng được bạn nghiên cứu toàn bộ như được thấy từ các ví dụ trên với kiểu chữ cái độc đáo.
Hãy xem xét phông chữ này nếu logo của bạn nhằm để đề cập đến một giai đoạn nghệ thuật nổi tiếng từ quá khứ nhưng cũng đồng thời hướng về hiện đại.
35. Tên kiểu chữ: Canilari
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: insigne/Jeremy Dooley
Quốc gia: Mỹ
Kiểu dáng: Slab serif
Bình luận: Grenale Slab có rất nhiều điểm chung với Sassoon. Những đường cong tinh quái có tác động hiển thị hiệu quả.
Hãy xem xét phông chữ này nếu công ty của bạn liên quan đến sức khoẻ, làm vườn hoặc kể chuyện, hoặc tìm kiếm một vẻ đẹp tinh tế nhưng vui tươi.
36. Tên kiểu chữ: Docu
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Wiescher design/Gert Wiescher
Quốc gia: Đức
Kiểu dáng: Sans-serif
Nhận xét: Như được giải thích trong ví dụ kiểu trên, Docu là một kiểu chữ mỏng kết hợp với thiết kế logo rộng vượt mức.
Xác định các đặc tính bao gồm các đường cong bên trong của chữ “C”, độ cong lẻ của chữ “S” và đuôi của “y”.
Hãy xem xét phông chữ này nếu doanh nghiệp của bạn muốn một vẻ bề ngoài chính thức hoặc hợp pháp (hoặc nếu doanh nghiệp của bạn có tên dài có thể sử dụng phông chữ mỏng hơn).
37. Tên kiểu chữ: Rufina
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: TipoType/Martin Sommaruga
Quốc gia: Uruguay
Kiểu dáng: Stencil-Serif
Bình luận: Giống như Revista (đã đề cập ở trước đó), Rufina áp dụng tiêu chuẩn typography cổ điển và thiết kế stencil.Thay vì trông giống như một stencil, nó gần như giống như một câu đố nghệ thuật, với độ tương phản và kết cấu riêng biệt. Kỹ thuật này giúp Rufina đi theo hướng phong cách mà các phông chữ stencil khác không thể.
Hãy xem xét phông chữ này nếu bạn sở hữu một phòng trưng bày nghệ thuật, một công việc liên quan đến nghệ thuật hoặc nếu bạn cần kết hợp một cảm giác nghệ thuật với thẩm mỹ thực tế.
38. Tên kiểu chữ: Rational TW
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Rene Bieder
Quốc gia: Germany
Kiểu dáng: Monospace, sans-serif
Bình luận: “TW” trong Rational TW là viết tắt của máy đánh chữ, có nghĩa là đây là bổ sung máy đánh chữ cho kiểu Rational. Theo nhà thiết kế, Rational TW kết hợp các yếu tố gothic Thụy Sĩ và Mỹ với thẩm mỹ hiện đại.Đây là một phông chữ đơn, giúp cho nó rất dễ đọc và linh hoạt.
Hãy xem xét phông chữ logo này cho doanh nghiệp liên quan đến máy tính nhắm vào những người yêu thích máy tính và thiết kế!
39. Tên kiểu chữ: Steak
Năm ra đời : 2016
Nhà sáng lập/ Nhà thiết kế: Alejandro Paul
Quốc gia: Argentina
Kiểu dáng: Cursive
Nhận xét: Tới đây, chúng tôi kết thúc danh sách với một phong cách rất phù hợp với thị trường hiện nay. Steak là một phông chữ kỳ quặc mà chỉ đề cập vẻ đẹp thủ công.
Phần kết luận
Chúng tôi hy vọng bài đăng này sẽ giúp bạn nắm bắt tốt hơn về lịch sử của typography và các phong cách khác nhau hiện nay. Hiểu về 39 phông chữ này sẽ giúp bạn có những quyết định tốt hơn. Nếu bạn đang “đấu tranh” để chọn một kiểu chữ, hãy tham khảo bài viết này để suy nghĩ về cả bối cảnh lịch sử và tính thẩm mỹ. Với một ánh mắt sắc bén, bạn có thể tìm thấy sự phù hợp kiểu chữ hoàn hảo cho dự án trong tay!
Bạn đã sẵn sàng để có một mẫu Thiết kế logo tuyệt vời cho riêng mình? Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email contact@logoart.vn.
Nguồn https://logoart.vn/
– Sưu tầm –
Chuyên gia số 1 về thiết kế Logo
Xem thêm những bài viết hấp dẫn khác: