15 mô hình kinh doanh hiệu quả dành cho nhà khởi nghiệp
Trước khi bắt tay vào quá trình startup, bạn cần lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp làm nền tảng định hướng cho doanh nghiệp sau này. Khám phá ngay 15 mô hình kinh doanh dưới đây để tìm nguồn cảm hứng khởi nghiệp nhé!
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh hay Business Model là một khái niệm trừu tượng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Một trong những cách hiểu phổ biến nhất về khái niệm này là một kế hoạch của công ty giúp gia tăng lợi nhuận tốt hơn. Nó xác định những sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp sẽ bán, thị trường mục tiêu và những chi phí được dự trù từ trước.
Những doanh nghiệp mới đang trong quá trình phát triển đều cần phải có mô hình kinh doanh. nó không chỉ mang đến lợi nhuận hấp dẫn mà còn giúp đào tạo nhân tài và quản lý linh hoạt hơn.
Khi xây dựng doanh nghiệp, bạn nên thường xuyên xem lại và cập nhật những kế hoạch kinh doanh bởi bạn sẽ không thể lường trước được những xu hướng và thách thức sẽ xảy đến ở phía trước.
2. Bật mí 15 mô hình kinh doanh hiệu quả cho startup
2.1. Access Over Ownership – Chia sẻ quyền sở hữu
Chắc chắn bạn đã không còn xa lạ gì với trình làm việc Driver. Đây là ví dụ minh họa cụ thể cho mô hình làm việc dựa trên việc chia sẻ quyền sở hữu.
Tuy nhiên, mô hình chia sẻ quyền sở hữu được đề cập dưới đây là mô hình kinh doanh cho thuê dịch vụ/ sản phẩm, mà người thuê được quyền sử dụng trong thời gian ngắn.
Mô hình này nhắm đến đối tượng khách hàng – những người không có nhu cầu sử dụng sản phẩm/ dịch vụ thường xuyên. bạn thế thể bắt gặp mô hình này qua việc kinh doanh của các đơn vị cho thuê xe máy, ô tô hay các ảnh viện áo cưới, studio…
2.2. The Experience Model – Mô hình trải nghiệm
Dù chỉ mới thành lập năm 2008 nhưng Tesla đã được xem là Apple mới của ngành công nghiệp xe hơi trên thế giới. Trải nghiệm và bán hàng trực tiếp chính là hai bí quyết giúp doanh nghiệp này đạt được thành công vượt bậc.
Tại các gian hàng trưng bày của Tesla, khách hàng có thể xem xét, thử xe, tìm hiểu đủ kiểu trước khi quyết định mua. Lợi ích mà khách hàng nhận được là: Mua bán nhanh chóng, gọn nhẹ, hiện đại, dễ dàng và trên hết là tránh khỏi sự phiền phức từ sự chăm sóc quá nhiệt tình từ các nhân viên bán hàng.
Với mô hình này, năm 2018, Tesla đã đạt doanh thu khủng lên tới 14 tỷ USD với 325.000 đơn đặt trước model Tesla 3. Hiện nay, mô hình kinh doanh trải nghiệm này cũng được nhiều thương hiệu khác áp dụng trong đó có KLM, Disney World, Tomorrowland…
2.3. The Pyramid – Mô hình Kim tự tháp
Nhiều người thường nhầm lẫn mô hình kim tự tháp với mô hình kinh doanh đa cấp, lừa đảo. Tuy nhiên, thực tế, thay vì để lợi nhuận chảy theo vòng tròn, mô hình này cho phép các công ty thu lợi nhuận chủ yếu từ các thành viên liên kết và người bán hàng.
Công ty sẽ đứng trên đỉnh kim tự tháp và khiến dòng doanh thu chảy ngược lại về phía mình mà cần ít nỗ lực nhất. Điểm mạnh của mô hình này là bạn chỉ cần đầu tư ít vốn nhưng số vốn thu về nhiều.
Hiện nay, mô hình này đang dần bị biến tướng thành những mô hình đa cấp, lợi dụng người bán hàng bằng các chiêu trò hứa hẹn lợi nhuận khủng. Chính vì vậy, nhiều quốc gia đã áp dụng tiêu chuẩn đạo đức cho các công ty áp dụng mô hình Kim tự tháp này để ngăn ngừa dấu hiệu lừa đảo.
2.4. The Ecosystem – hệ sinh thái
Mô hình hệ sinh thái trong kinh doanh là cách doanh nghiệp mang đến một tổ hợp các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Tiêu biểu như Vingroup sở hữu một hệ sinh thái đa dạng “mua xe Vinfast, sắm nhà Vinhome, mua hàng tại Vinmart, nghỉ dưỡng Vinpearl, dùng điện thoại Vinsmart, đi học tại Vinschool, khám sức khỏe tại Vinmec”.
Khi lựa chọn Vingroup tức là bạn đang tham gia vào một hệ sinh thái chứ không đơn thuần chỉ là một thiết bị, sản phẩm, dịch vụ. Với hình thức này, Vin đang giữa chân người tiêu dùng mà ngày càng mở rộng thị trường của mình ra nhiều lĩnh vực.
2.5. Mô hình trao đổi
Bạn đang có một món đồ mỗi tháng chỉ sử dụng 1-2 lần. Đó có thể là một chiếc ô tô, một căn phòng ở hay thậm chí là một ngôi nhà.
Mô hình trao đổi giúp kết nối người có nhu cầu cho thuê và những người đang tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ. Mô hình này được Airbnb áp dụng rất tốt cho hoạt động kinh doanh của mình. Với mạng lưới 600.000 địa điểm ở 34.000 thành phố, Airbnb kết nối hàng triệu lượt khách hàng đang tìm kiếm homestay với các chủ nhà thân thiện. Hiện công ty được định giá 10 tỷ đô sau hơn 10 năm hoạt động.
2.6. Mô hình đấu giá ngược
Với mô hình đấu giá ngược, người dùng trực tiếp trả giá cho các sản phẩm/ dịch vụ họ quan tâm. Nếu người bán hàng đồng ý mức giá đó, người mua sẽ phải cam kết với những điều khoản mà bên cung cấp dịch vụ đưa ra.
Mô hình này được sử dụng nhiều tại các sàn thương mại điện tử. Nổi tiếng nhất là sản đấu giá ngược Chilindo – một trong những trang đấu giá ngược lớn nhất châu Á. Cũng giống như những sàn thương mại điện tử khác, người dùng truy cập vào ứng dụng và tìm kiếm các sản phẩm dựa trên nhu cầu của mình. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là bạn sẽ được tham gia vào một cuộc đấu giá trong khoảng thời gian quy định. Giá khởi điểm thấp nhất là 1000đ. Sản phẩm cuối cùng sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.
2.7. The Subscription model – Thuê bao
Mô hình thuê bao buộc khách hàng phải trả phí cho những nội dung, thông tin mà học cần trong một khoảng thời gian nhất định. Để tham gia, khách hàng cần đăng ký thành viên, tên đăng nhập, mật khẩu và được hưởng những quyền lợi mà các guest không có.
Subscription Model phổ biến với các loại nội dung số như gaming, báo, tạp chí điện tử. dịch vụ viễn thông, nội dung trực tuyến.
Đi lên từ mô hình này phải kể đến cách netflix thay đổi cách chúng ta xem truyền hình hay Spotify mang đến phong cách nghe nhạc mới… Tính đến năm 2019, tổng số người dùng đăng ký tài khoản của Netflix đang nằm ở con số 158 triệu người và đã trở thành một trong các ‘gã khổng lồ’ trong làng giải trí.
2.8. The Marketplace Model – Sàn giao dịch thương mại điện tử
eBay là minh chứng rõ ràng cho mô hình này. Mô hình sàn thương mại điện tử Marketplace ra đời nhằm tạo cơ hội tiếp cận dễ dàng cho cả người bán và người mua khắc phục những điểm hạn chế từ các mô hình thương mại điện tử sẵn có.
Xuất phát điểm là một trang đấu giá nhưng eBay chỉ niêm yết 15% mặt hàng trên sàn giao dịch. Thay vào đó, trang vẫn sử dụng cơ chế “thêm vào giỏ hàng” giống như các Amazon.
Tuy các sàn giao dịch giúp khách hàng không mất thời gian công sức di chuyển mà vẫn có thể sở hữu các sản phẩm mong muốn. Nhưng người tiêu dùng vẫn mong muốn được mua sắm tại nơi mọi nội dung đều do họ tạo ra và học có thể thảo luận, mặc cả thoải mái mà không cần thông qua bên thứ 3.
2.9. Free Model – Mô hình kinh doanh miễn phí
Trong thời kỳ chuyển đổi số, ta dễ dàng bắt gặp mô hình hình kinh doanh này như Google, Facebook. Bạn có thể dễ dàng sử dụng các ứng dụng của Google mà không cần trả bất kỳ khoản phí nào. Vậy tại sao công ty này có thể tồn tại và định định giá hàng trăm tỷ đô la như hiện nay?
Free model là mô hình kinh doanh hướng đến một phân khúc khách hàng đông đảo được hưởng lợi từ một sản phẩm/ dịch vụ liên tục, được tài trợ bởi những thành phần khác trong mô hình kinh doanh hoặc một phân khúc khách hàng (thu phí từ các dịch vụ nâng cao hoặc từ quảng cáo).
Có hàng triệu doanh nghiệp đang kinh doanh dựa trên những ứng dụng Google cung cấp như Google Adwords, Google Display, Google shopping… Đó chính là nguồn thu nhập chi trả cho mọi chi phí của gã khổng lồ này.
2.10. The Hyper Market – Mô hình kinh doanh đại siêu thị
Nhìn thấy được tiềm năng của Internet, Amazon đã phát triển từ một trang bán sách online thành một đại siêu thị. Là hiệu sách online đầu tiên trên thế giới, Amazon đem đến trải nghiệm tiện lợi cho khách hàng. Bạn chỉ cần tìm kiếm – chọn sách – bỏ vào giỏ hàng – thanh toán.
Không những vậy, khách hàng còn có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về các sản phẩm trực tuyến. Nhờ đó, Amazon đã thu hút được một lượng lớn khách hàng trung thành và ưa thích dịch vụ của mình.
Mô hình kinh doanh đại siêu thị hướng đến việc sử dụng nguồn dữ liệu khách hàng khổng lổ nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.
2.11. Mô hình doanh nghiệp xã hội
Các vấn đề xã hội bao giờ cũng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Chính vì vậy, mô hình kinh doanh này thường nhận được sự đón nhận tích cực.
Đồng thời, doanh nghiệp xã hội sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện các vấn đề mang tính xã hội như bất bình đẳng giới, môi trường, gìn giữ văn hóa… Do đó, các mô hình này được chính phủ tạo nhiều điều kiện phát triển thông qua các chính sách.
2.12. The on Demand model – Mô hình theo yêu cầu
Mô hình theo yêu cầu hay còn gọi là “kinh tế chia sẻ” hay “kinh tế theo yêu cầu” đã góp phần tạo nên bộ mặt mới cho nền kinh tế thế giới.
Một trong những doanh nghiệp đầu tiên áp dụng mô hình này chính là Uber (ứng dụng gọi xe taxi).
Tận dụng sự phát triển nhanh chóng của thị trường smartphone, Uber liên kết các tài xế (người có ô tô) và người gọi xe thông qua hệ thống Big data và điện toán đám mây.
Ngay từ khi xuất hiện, mô hình này đã tạo nên cơn sốt trên thị trường nhờ việc loại bỏ vai trò của bên thứ 3 và trao quyền cho khách hàng cũng như người cho thuê chứ không chỉ là nhu cầu kinh doanh thông thường.
2.13. The Freemium Model – Miễn phí kết hợp cao cấp
Tương tự như mô hình Free Model, Freemium là mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các sản phẩm/ dịch vụ với các chức năng cơ bả. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng các chức năng cao cấp (Premium) thì cần phải trả phí.
Hiện nay, mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Trong đó, có thể kể đến web thiết kế Canva. Phần mềm thiết kế online này cho phép người dùng tự sáng tạo các ấn phẩm hay chỉnh sửa các template có sẵn với bộ công cụ cơ bản. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng các tính năng cắt ghép ảnh, xóa phông, tạo icon… thì cần bỏ ra 12,95$ để nâng cấp tài khoản.
2.14. Giảm giá trước – lợi nhuận sau
Mô hình này không nhằm mục đích lợi nhuận trước mắt mà dựa trên sự tính toán thị trường lâu dài với những sản phẩm ở mức giá thấp, giao hàng nhanh và chăm sóc khách hàng tốt.
“Giảm giá trước – lợi nhuận sau” thường được áp dụng cho thời kỳ ổn định, hướng đến mở rộng thị trường, tối ưu hóa chi phí với bên cung ứng, nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí hoạt động.
Theo đó, khách hàng được hưởng mức giá tốt nhất. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có thêm lượng lớn khách hàng trung thành, biết đến thương hiệu. Đó chính là mô hình kinh doanh kinh điển của Amazon, và đã giúp cho công ty tăng 27% doanh thu hàng năm trong thập kỷ qua, giá trị công ty đạt 74 tỷ đô.
2.15. Xây dựng mô hình nhượng quyền kinh doanh hiện đại
Mô hình nhượng quyền hiện là một xu hướng kinh doanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Bạn muốn kinh doanh nhưng chưa biết lĩnh vực nào mang lại lợi nhuận tốt? Bạn có nguồn vốn và muốn đầu tư bền vững? Hãy thử mô hình nhượng quyền.
Nhượng quyền kinh doanh là mô hình liên kết các doanh nghiệp có chung tầm nhìn, sứ mệnh và cùng họ tìm kiếm các địa điểm đặt cửa hàng hợp lý. Chẳng hạn như Mc Donald’s, KFC, với phạm vi hoạt động trên 100 quốc gia, hai doanh nghiệp này đã biến ý tưởng kinh doanh nhượng quyền thành một mỏ vàng với mức độ tăng trưởng từ 3-4%/ năm.
Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu điểm riêng. Nếu khai thác tốt đó sẽ là mảnh đất vàng cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hy vọng 15 mô hình kinh doanh được Sao Kim chia sẻ ở trên sẽ là sự gợi ý mang đến những ý tưởng kinh doanh sáng tạo và đột phá cho bạn!
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding.
Xem thêm các bài viết khác:
- 37 giải pháp tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đại dịch Virus
- 4 bí mật về sức khỏe thương hiệu có thể bạn chưa biết