31 chiến thuật tăng doanh thu bán hàng hiệu quả trong mùa dịch Virus
Đại dịch virus COVID-19 hoành hành khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh lao đao, điêu đứng vì không duy trì được mức doanh thu ổn định.
Làm thế nào để tăng doanh thu cho cửa hàng, doanh nghiệp trong mùa dịch chính là điều trăn trở của những người chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Hiểu được điều đó, với bài viết này Sao Kim sẽ bật mí cho bạn 31 chiến thuật độc đáo giúp tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng trong mùa dịch virus Covid-19.
Trong “nguy” luôn có “cơ”, trong mùa dịch Virus đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, bạn vẫn còn cơ hội để tăng trưởng doanh thu bán hàng. Tại sao không?
Hãy theo dõi 31 chiến lược dưới đây để tìm thấy cơ hội tối ưu doanh số, đột phá doanh thu và gỡ được bài toán lợi nhuận thu về cho doanh nghiệp ngay cả trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
1. Tìm kiếm và khám phá sản phẩm mới
Hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ đúng là có tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tích cực, đây là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp có thể nghiên cứu và tung ra thị trường sản phẩm mới phù hợp với bối cảnh hiện nay.
Ví dụ như, lo sợ dịch bệnh bùng phát lớn hơn, chính phủ yêu cầu đóng cửa cửa khẩu, dẫn tới nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam như thanh long, dưa hấu không thể xuất khẩu đi các nước.
Và từ đó, lần lượt các chiến dịch “giải cứu” ra đời. Nhân cơ hội này, nhiều doanh nghiệp tiến hành tìm tòi, tạo ra những sản phẩm mới.
Có thể kể tới thương hiệu đi đầu trong chiến dịch “giải cứu thanh long” là – Pizza Home & Papa Gataux. Họ đã tạo ra sản phẩm pizza thanh long và pizza trái tim khổng lồ dành riêng cho dip 8/3, gây được tiếng vang lớn trong giới truyền thông.
Nhờ hai sản phẩm trên, thương hiệu pizza này có cơ hội được phủ sóng 8 đài truyền hình và hơn 20 đầu báo. Nhờ hoạt động trên, thương hiệu Pizza Home & Papa Gataux đã kéo lại được doanh thu bán hàng, thậm chí còn nâng cao sự yêu mến, tin tưởng trong lòng người tiêu dùng.
Chiến dịch “giải cứu thanh long” của Pizza Home & Papa Gataux
Không chỉ nông sản, nhiều sản phẩm khác cũng gặp khó khăn trong việc vận chuyển, ví dụ như mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, linh phụ kiện.
Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà nguồn hàng phụ thuộc người khác, phụ thuộc nước ngoài đều đang điêu đứng, chỉ biết “bao người bó gối” vì không nhập được hàng.
Lời giải cho bài toán nguồn hàng chính là tạo ra sản phẩm của chính mình. Hãy tận dụng thời điểm này để suy nghĩ và triển khai thực hiện các sản phẩm mới của bạn, do chính bạn tạo ra. Làm chủ cuộc chơi kinh doanh chính là phương pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp duy trì doanh thu bán hàng.
2. Rà soát, tối ưu hoạt động thương hiệu
Khi đại dịch Virus bùng phát, hoạt động mua bán giữa khách hàng và cửa hàng, doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại. Nền kinh tế gặp khó khăn khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu và chỉ chi trả cho những sản phẩm chất lượng và thực sự cần thiết.
Vì vậy, theo thói quen và bản năng, người tiêu dùng thường mua những sản phẩm của thương hiệu nằm trong “top-of-mind” (vị trí số một trong tâm trí của họ). Doanh nghiệp muốn bán được hàng trong thời điểm này, nên cần tập trung rà soát và tối ưu hoạt động và nhận diện thương hiệu của mình.
Để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần phải có thương hiệu đủ tốt để khách hàng “Biết” – nhận biết thương hiệu, “Tin” – quyết định mua hàng của thương hiệu và “Yêu” – trung thành với thương hiệu đó.
Tóm lại, tập trung tối ưu thương hiệu chính là một chiến thuật tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng trong mùa dịch này.
Một số giải pháp bạn có thể sử dụng cho doanh nghiệp của mình trong thời điểm này chính là củng cố nhận diện cốt lõi (chuẩn hóa thiết kế logo, bộ nhận diện thương hiệu,…), hay đầu tư vào những ấn phẩm truyền thông như thiết kế bộ profile, catalogue, brochure – những công cụ hữu hiệu tăng niềm tin, sự uy tín của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
Nếu không thể tự thiết kế, hoặc những ấn phẩm profile, brochure của bạn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế thương hiệu của Sao Kim Branding – agency tư vấn và thiết kế thương hiệu hàng đầu hiện nay.
Quy trình 5 bước xây dựng thương hiệu
3. Thay đổi kênh kinh doanh phù hợp
Một điều dễ dàng nhận ra vào thời điểm này chính là hàng loạt các cửa hàng, quán xá đều đóng cửa. Những ngành kinh doanh phụ thuộc 100% vào mặt bằng như spa, nhà nghỉ, khách sạn hay ngay cả các trung tâm giáo dục cũng cần phải đóng cửa.
Phụ thuộc 100% doanh thu vào mặt bằng là điều không nên. Khi dịch Covid-19 nổ ra, nhiều trường học và các trung tâm dạy học đã nhanh chóng chuyển sang học online. Tuy nhiên có những ngành không bắt kịp xu hướng đã phải chịu kết quả kinh doanh đáng buồn.
Hãy nghĩ ngay cho mình những sản phẩm có thể kinh doanh bổ sung có liên quan tới việc kinh doanh chính của bạn. Việc này giúp giảm thiểu sự thua lỗ do đại dịch gây ra, thu lại một phần lợi nhuận.
Nếu bạn cũng nằm trong nhóm phụ thuộc mặt bằng kinh doanh, đây là một giải pháp tuyệt vời cho bạn.
Ví dụ: Bạn kinh doanh spa. Thay vì chỉ tập trung vào dịch vụ spa hãy kinh doanh thêm các mặt hàng chăm sóc sắc đẹp. Nếu khách hàng sợ lây nhiễm không đến cửa hàng sử dụng dịch vụ spa của bạn thì vẫn có thể mua online các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp mà bạn cung cấp. Vừa tăng doanh thu, vừa chủ động!
4. Thiết lập thị trường trên Internet
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế về việc hạn chế tiếp xúc, tụ tập nơi đông người để tránh khả năng lây nhiễm virus. Từ đó, người tiêu dùng hình thành tâm lý ưu tiên giao tiếp, hành vi mua sắm, trao đổi qua mạng internet nhiều hơn.
Thời điểm vàng để bạn phát triển dịch vụ, sản phẩm kinh doanh của mình ở thị trường mạng Internet đã tới. Internet chính là thị trường “màu mỡ” mà doanh nghiệp nên tận dụng để khám phá và khai thác triệt để.
Việc cần làm của bạn ngay bây giờ hãy xây dựng và thiết kế website chuyên nghiệp, hay kênh Youtube hay Facebook để thu hút nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, website vẫn được ưu tiên là kênh bán hàng chính và hiệu quả nhất, nên thiết kế một website bài bản là việc nên làm, vừa phục vụ cho bối cảnh hiện tại, vừa là nền tảng cho công việc kinh doanh trong tương lai.
Nếu bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế website uy tín và chuyên nghiệp, có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website của Sao Kim.
Giao diện của website TMV Xuân Hương do Sao Kim thiết kế
5. Marketing truyền miệng (Referral Marketing)
Chi phí cho 1 chiến dịch marketing truyền miệng rất ít so với một chiến dịch marketing truyền thống.
Thêm vào đó, khách hàng thường có xu hướng tin vào sự giới thiệu của bạn bè, người thân hơn là thông qua các chiến dịch truyền thông, quảng cáo của thương hiệu.
Bạn có thể thông qua các khách hàng thân thiết giới thiệu sản phẩm tới bạn bè của họ.
Một phần thưởng nhỏ như việc tặng quà, thưởng tiền khi giới thiệu thành công hoặc giảm giá dịch vụ cho khách hàng khi giới thiệu thành công một khách hàng mới sẽ khích lệ họ thực hiện chiến dịch marketing truyền miệng giúp bạn tốt hơn.
6. Tận dụng tối đa nguồn lực để bán hàng
Không chỉ khách hàng, bạn còn có thể biến mọi nhân viên trong công ty thành tất cả nhân viên sales đắc lực trong thời gian này.
Một số doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân sự, nhưng tại sao không tận dụng nguồn lực này để tạo ra doanh thu cho công ty? Hãy bổ sung lực lượng sales bán hàng bằng cách cơ cấu đội ngũ marketing, truyền thông, phát triển kinh doanh, admin,…
Hãy tận dụng mối quan hệ cá nhân của nhân viên công ty giới thiệu thêm khách hàng tiềm năng và xúc tiến bán hàng. Đặc biệt, nên có phần thưởng cho mọi hành động có kết quả tích cực tới doanh thu bán hàng của doanh nghiệp làm động lực để nhân viên hành động.
7. Kết hợp với đối tác để tạo ra giải pháp trọn gói hấp dẫn hơn
Bạn đang kinh doanh về lĩnh vực nào đấy hãy liên kết với những đối tác cùng lĩnh vực để tạo hệ thống trọn gói kinh doanh. Đây là quy tắc hợp tác để tạo ra hệ thống hoàn chỉnh về lĩnh vực nào đấy. Đơn hàng sẽ đến với bạn rất nhiều khi biết kết hợp lai với nhau tạo ra hệ thống kinh doanh
Ví dụ bạn đang kinh doanh lĩnh vực áo cưới. Để tạo ra hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh, bạn sẽ liên kết với những người làm bên quay phim, chụp hình, nhà hàng tiệc cưới, tiệm trang sức để tạo ra lợi nhuận, giúp đôi bên cùng có lợi.
VinID và Grab bắt tay cùng tạo ra tính năng Scan & Go
8. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Bất kỳ người tiêu dùng nào khi đặt và mua hàng trên mạng nào cũng mong muốn sản phẩm về tay nhanh thật nhanh. Nếu không thỏa mãn được mong muốn này của khách bạn sẽ khiến họ chán nản với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Nắm bắt được vấn đề đó, sàn thương mại điện tử Tiki đã cho ra mắt gói dịch vụ TikiNOW giao hàng trong vòng 2 tiếng.
Tương tự, bạn cũng có thể tạo ra những gói dịch vụ tiện ích nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hãy đưa những thông tin trên lên đầu website, ở những vị trí nổi bật nhất. Đây là một bí quyết giúp bạn tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng.
Gói dịch vụ TikiNOW
9. Gia tăng giá trị khách hàng nhận được
Một trong những chiến thuật để tăng doanh thu bán hàng chính là cung cấp thêm những giá trị khác ngoài sản phẩm cho khách hàng. Một cách đơn giản nhất để tăng doanh thu ngành bán lẻ chính là miễn phí vận chuyển.
Hầu hết người tiêu dùng đều có tâm lý chung là có thể bỏ ra hàng triệu đồng để mua 1 cái váy hoặc một bộ quần áo, nhưng lại tỏ ra khó chịu và rất “chi li” trong phí vận chuyển. Nếu bạn có khả năng để miễn phí tiền vận chuyển thì hãy nên làm.
Giống như những con số giảm giá, khách hàng sẽ đặc biệt bị kích thích và thu hút gấp đôi với cụm từ “miễn phí”. “Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 200.000 đồng“ hoặc “Miễn phí 3 phần quà khi đặt hàng trong vòng 15 phút tiếp theo”.
Chiến dịch miễn phí vận chuyển của Shopee
10. Tri ân cho các khách hàng thân thiết
Thay vì tốn chi phí quảng cáo để tìm kiếm khách hàng mới, tại sao không tận dụng và khai thác chính dữ liệu của khách hàng cũ?
Đối với hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ, quy luật 80/20 luôn tồn tại, phản ánh mối quan hệ giữa khách hàng và doanh thu. Tỉ lệ lớn doanh thu đến từ một lượng khách hàng trung thành tương đối nhỏ.
Vì vậy, hãy gửi đến những khách hàng thân thiết tri ân, ưu đãi dành cho riêng họ để kích cầu mua hàng hơn.
Chương trình tri ân của Canifa dành cho khách hàng thân thiết
11. Tạo nhóm hội viên trung thành
Lập ra nhóm hội viên trung thành với công ty là việc hết sức cần thiết bạn phải làm, bằng những chính sách ưu đãi đặc biệt nào đấy cho hội viên và những người muốn vào hội. Những khách hàng trung thành là những người sẵn sàng lên tiếng giúp bạn khi có dư luận cộng động nào đấy không tốt.
Có thể giảm giá 5% trọn đời khi là thành viên của hội, nếu giới thiệu thêm người khác vào hội sẽ nhận được giảm giá 5% cho lần mua hàng kế tiếp.
Người được giới thiệu vào hội cũng sẽ giảm giá 5% trọn đời tuy nhiên phải thỏa mãn điều kiện nào đó có thể là mua hàng ở mức độ nhất đinh.
Cứ tiếp tục như vậy sẽ tăng số hội viên trung thành với công ty nhiều lên, kéo theo sẽ tăng doanh số doanh số bán hàng. Những khách hàng trung thành càng lớn công ty bạn càng phát triển hãy chú ý phát triển mạnh điểm này.
Thẻ hội viên trung thành của Showroom Hyundai Long Biên
12. Ý tưởng truyền thông ấn tượng, độc đáo
Sử dụng hình ảnh độc lạ, ngôn từ gợi sự hào hứng, thú vị sẽ ảnh hưởng tích tới tâm lý khách hàng giúp họ dễ dàng nhận biết chúng ta đang bán gì ngay từ lần đầu tiếp nhận quảng cáo.
Ngoài ra, xu hướng quảng cáo tạo ra những hình ảnh quảng cáo ăn theo xu hướng hay các sự kiện xã hội mang lại hiệu quả rất tốt.
Khiến khách hàng không kìm chế được mà bật cười trước những hình ảnh hài hước, khó đỡ sẽ để lại được ấn tượng lâu dài, khó quên trong tâm trí họ.
Đây cũng là một trạng thái cảm xúc tốt khiến cho khách hàng có thiện cảm và quan tâm hơn đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.
Quảng cáo của hệ thống siêu thị Điện máy xanh
13. Tạo sự khan hiếm của sản phẩm
Tạo sự khan hiếm là cách khiến kích thích sự mong muốn sở hữu sản phẩm khách hàng lên rất nhiều. Khi nhìn thấy sự khan hiếm, người tiêu dùng có xu hướng quyết định mua hàng nhanh chóng hơn, vì nếu không mua bây giờ thì sẽ có thể không mua được trong tương lai.
Hơn nữa, người tiêu dùng cũng có tâm lý “đám đông”, thấy nhiều người mua thì mình cũng mua cho “bằng bạn bằng bè”. Khi đó, khách hàng mới chỉ hình thành tâm lý quan tâm thích thú với sản phẩm.
Nếu đập vào mắt là thông tin “chỉ còn 9 sản phẩm” hoặc “số lượng sản phẩm có hạn, nếu bạn muốn sở hữu sản phẩm lần sau sẽ phải chờ rất lâu” … sẽ tạo ra động lực mua hàng rất lớn.
Shop thời trang với bài quảng cáo “số lượng có hạn”
14. Thêm ưu đãi trong giới hạn thời gian
Bất kỳ chương trình khuyến mãi nào đều có giới hạn về thời gian. Người ta sẽ quan tâm đến món hàng nhiều hơn nếu họ biết rằng thời gian được khuyến mại không còn nhiều.
Lượng hàng mà người mua đặt sẽ tăng cao nếu bạn biết cách biến những mẫu quảng cáo bình thường có chứa thông tin thúc giục người mua và cho họ thấy lợi ích nhận được gì ngay khi đặt hàng xong.
Ví dụ: “Miễn phí gói quà cho 100 khách đầu tiên đặt hàng”. “Miễn phí vận chuyển toàn quốc khi đặt hàng trước ngày thứ năm”
Chương trình khuyến mại của doanh nghiệp TCHomes
15. Sử dụng video review
Doanh nghiệp tự nói tốt về sản phẩm của mình sẽ được coi là “quảng cáo”, nhưng khách hàng nói tốt về sản phẩm sẽ được đánh giá cao về sự chân thật hơn rất nhiều.
Hình ảnh sản phẩm chân thật, chất lượng tốt sẽ là yếu tố quan trọng giúp kích thích khách hàng mua hàng. Tận dụng điều này, hãy cùng những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn quay những video review để khách hàng mới có thể cảm nhận được người thật, sản phẩm thật.
Một video review kèm những bình luận thuyết phục, tạo cảm giác gần gũi, chân thực, không pr quảng cáo sẽ giúp tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng.
Video review giúp người tiêu dùng đánh giá sản phẩm chính xác
Xem thêm: 37 giải pháp tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sau đại dịch Virus
16. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
Lấy được lòng tin của khách hàng là một trong những bí quyết thành công của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn.
Bạn bán sản phẩm, dịch vụ gì, bạn cần chứng minh mình là người có kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến ngành đó. Hãy xây dựng một hình ảnh chuyên gia để có thể thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn thực sự đem lại lợi ích cho họ.
Để khách hàng cảm nhận được sự am hiểu kiến thức, kinh nghiệm thực tế về sản phẩm của bạn, hoặc đưa ra những lời khuyên hữu ích vào những thời điểm hợp lý sẽ khiến họ tin dùng vào sản phẩm của bạn.
17. Bán kèm với những sản phẩm khác
Nếu có thể, bạn hãy tiếp thị sản phẩm khác mà khách hàng cũng đang quan tâm trên nội dung quảng cáo của bạn hoặc trên trang web giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng cao hơn nữa.
Ví dụ bạn đang kinh doanh điện thoại: hãy gia tăng lợi nhuận bằng việc bán kèm các phụ kiện liên quan tới sản phẩm của bạn. Hãy tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì càng tốt.
Khi mua TV Sony Bravia bạn sẽ nhận thêm được nhiều ưu đãi kèm theo
18. Kích thích mua hàng thông qua mã dự thưởng
Trên website bạn có thể cung cấp cho khách hàng mã dự thưởng khi mua sản phẩm có giá 100.000 đồng khách hàng sẽ có cơ hội sở hữu bất kỳ sản phẩm có mức giá thấp hơn hoặc ưu đãi 20% khi mua sản phẩm có giá 200.000 đồng.
Và mỗi một sản phẩm sẽ được cung cấp 1 mã để tham gia chương trình dự thưởng sản phẩm giá trị cực cao.
19. Tối ưu truyền thông sản phẩm
Hàng ngày có hàng trăm hàng nghìn mẫu quảng cáo, vậy đâu là điều làm nên sự khác biệt để khách hàng chú ý tới mẫu quảng cáo của bạn?
Hãy tạo ra điểm nhấn ngay từ tiêu đề sản phẩm của bạn. Bạn có thể dùng tiêu đề lớn với những ký tự đặc biệt để gợi sự tò mò và chú ý của khách hàng, thu hút họ tới nội dung quảng cáo của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng linh hoạt chữ in hoa, bôi đậm ở những từ hoặc những câu bạn muốn nhấn mạnh với khách hàng sẽ khiến họ tập trung hơn.
Thêm một lưu ý dành cho bạn: Luôn cập nhật những thứ mới nhất và tốt nhất cho khách hàng.
Ai cũng luôn muốn theo kịp thời đại, bắt kịp những xu hướng mới nhất nổi bật nhất của nhân loại. Khách hàng của bạn cũng vậy. Hãy đem tới cho họ thông tin mới, thị hiếu mới, sản phẩm mới nhất cùng với đó là chất lượng tốt nhất.
20. Cung cấp điểm thưởng truy cập
Hãy thử sử dụng phương pháp điểm thưởng đổi quà. Đây là cách thức được áp dụng rất hiệu quả trên các sàn thương mại điện tử.
Mỗi lần khách hàng truy cập hoặc mua sản phẩm sẽ nhận được số điểm nhất đinh. Họ có thể dùng số điểm đó để quy đổi tiền mặt hoặc giảm giá khi mua sản phẩm tiếp theo. Điều này làm cho khách hàng háo hức truy cập vào website của bạn. Hơn thế nữa, đây là cơ hội để bạn quảng cáo sản phẩm của mình tới khách hàng, kích thích nhu cầu mua hàng của họ.
Chiến lược Shopee Xu của sàn thương mại điện tử Shopee
21. Trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ
Chiến thuật cho khách hàng trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ là một trong những cách hiệu quả để tăng doanh thu bán hàng. Phần trải nghiệm miễn phí này được coi như là sản phẩm “mồi” để thu hút khách hàng, khiến họ thích thú và muốn sở hữu nó.
Ví dụ sản phẩm của bạn là một cuốn ebook. Thay vì bán luôn cả cuốn, hãy cho khách hàng đọc miễn phí 1 chương. Bắt đầu bằng việc khơi gợi sự tò mò của họ, để họ thấy được cái hay của nó. Từ đó, tỉ lệ mua hàng được đảm bảo là cao hơn rất nhiều.
22. Chạy quảng cáo Facebook
Trong mùa dịch, có thể doanh nghiệp muốn cắt giảm tất cả chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, quảng cáo vẫn được coi là một kênh hiệu quả để tạo ra doanh thu bán hàng.
Từ những doanh nghiệp lớn cho đến những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ đều đang sử dụng Facebook như một công cụ bán hàng cực kỳ hiệu quả.
So với số tiền bạn chạy Google Ads, khi sử dụng Facebook Ads ở một số mặt hàng bạn có thể bán có lãi hơn gấp chục lần. Hãy thiết kế mẫu quảng cáo và nhắm tới đúng đối tượng mục tiêu của bạn và chạy quảng cáo tới họ nhé.
Một bài chạy quảng cáo Facebook
23. Book bài PR cho sản phẩm, doanh nghiệp
Bài PR là một trong những công cụ hữu hiệu để truyền thông sản phẩm, doanh nghiệp một cách khéo léo, tự nhiên nhất tới khách hàng.
Hãy để khách hàng tiếp cận được những bài viết PR về bạn trên những trang uy tín như báo điện tử, fanpage lớn hoặc những diễn đàn uy tín về sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp của bạn.
Dẫn những liên kết vào bài giới thiệu sản phẩm để nâng cao lòng tin của khách hàng, giúp tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
24. Chiến dịch kích thích mua hàng
Chiến lược “mua càng nhiều càng rẻ” giúp bạn bán nhiều hàng hơn. Đây cũng là chiến lược quen thuộc của nhiều siêu thị. Doanh nghiệp vừa bán được sản phẩm vừa tăng doanh thu, khách hàng cũng hài lòng vì mua được nhiều món đồ với giá rẻ
Ví dụ: 3 sản phẩm có giá 150$ mua lẻ mỗi cái 50$ nhưng nếu mua cả 3 thay vì 150$ thì chỉ 110$ chẳng hạn, lúc này khách hàng sẽ cân nhắc tới việc mua 3 sản phẩm thay vì 1.
Chiến dịch kích thích mua hàng của thương hiệu Juno
25. Đưa chiến thuật seeding vào bài quảng cáo
Seeding là sự gieo mầm trên các diễn đàn, trên các cộng đồng mạng nhằm mục đích truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu. Người tiêu dùng có xu hướng tham khảo ý kiến những người khách hàng trước đó rồi mới ra quyết định mua.
Nếu họ thấy những feedback tốt về sản phẩm, hay có rất nhiều người quan tâm đến sản phẩm, họ sẽ có xu hướng dễ dàng bị thuyết phục và mua hàng. Nói cách khác, seeding là quá trình khéo léo đưa khách hàng vào “bẫy” mua hàng. Từ đó giúp tăng doanh thu bán hàng online một cách nhanh chóng.
26. Chương trình kích thích mua thêm
Công việc này liên quan đến kỹ thuật trong website, thêm vào đó là việc nắm bắt data khách hàng của bạn cho dù họ ở bất kỳ nơi đâu. Mỗi khi khách hàng mua hàng của bạn thì hãy cập nhật số tiền họ mua nơi bạn. Khi đạt được 1 số tiền nhất định thì hãy cho họ một mức ưu đãi lớn.
Ví dụ: “Mua trên 1 triệu trong 1 tháng bạn sẽ nhận được thẻ giảm giá 20% cho tất cả các hóa đơn trên website”.
Chiến lược tăng doanh thu của Showroom Hải Linh
27. Tạo group cộng đồng chăm sóc khách hàng
Bạn có thể tạo ra 1 trang trên facebook để cập nhật những thông tin mặt hàng mới cho khách đã mua hàng hoặc lập ra một diễn đàn nhỏ chia sẻ về kinh nghiệm về những sản phẩm.
Việc này nhằm hỗ trợ khách hàng nhận biết nhu cầu và mua hàng, rất có thể họ sẽ mua tiếp nếu bạn thường xuyên đăng thông tin hữu ích giúp đỡ họ. Đừng bỏ lỡ đối tượng khách hàng tiềm năng như vậy.
Group chăm sóc khách hàng của thương hiệu WeFit
28. Hãy tạo nội dung quảng cáo hoạt ảnh (Dynamic Search Ads)
Một chiến lược mà không nhà kinh doanh nào nên bỏ qua đó là sử dụng Dynamic Search Ads – một dạng quảng cáo không sử dụng từ khóa.
Ưu điểm của Dynamic Search Ads là dễ duy trì,dòng tiêu đề quảng cáo tự động được tạo cho bạn dựa trên các trang trong website của bạn, giúp bạn giành thêm lưu lượng truy cập.
Bên cạnh đó, quảng cáo hoạt ảnh tạo ra tỷ lệ nhấp chuột cao hơn ít nhất 15% so với quảng cáo tĩnh, và trong một số trường hợp cao hơn tới 40%. Quảng cáo động kích thích lượt click chuột và nút bấm call to actions hơn thông qua việc mô tả sản phẩm chi tiết.
29. Nâng cao trải nghiệm hotline tư vấn khách hàng
Rất nhiều cửa hàng còn bỏ ngỏ đường dây hotline tư vấn khách hàng. Xây dựng một đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp luôn túc trực trên đường dây hotline là điều mà cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh nào cũng nên có.
Khách hàng có muôn vàn mục đích khi kết nối với đường dây hotline của bạn: đặt bàn, mua hàng, hỏi giá cả, tư vấn cách sử dụng, thậm chí là phàn nàn về dịch vụ và nhân viên của cửa hàng. Đáp ứng mọi thắc mắc và phản hồi của khách hàng là cách giữ chân người mua tốt nhất.
Hotline tư vấn khách hàng của thương hiệu ADOOR
30. Dùng feedback khách hàng
Những người nổi tiếng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi chọn mua hàng của đại đa số mọi người, nhất là giới trẻ hiện nay.
Đưa những thông tin đó lên website hoặc fanpage của bạn như một minh chứng về sự uy tín và phổ biến trước những người của công chúng. Sản phẩm của bạn cũng từ đó mà nổi tiếng theo. Hãy chắc chắn rằng bạn phải có được sự cho phép từ họ trước.
Feedback sản phẩm nồi chiên không dầu từ khách hàng
31. Đơn giản hóa quy trình giao dịch
Các công ty cung cấp dịch vụ chuyên môn đang có xu hướng đưa ra những bản chào giá dịch vụ trọn gói, giúp khách hàng nắm bắt dễ dàng. Ví dụ như bao gồm nội dung công việc, giá cả, thời gian thực hiện, các kết quả đạt được và một số yếu tố phụ khác.
Nếu doanh nghiệp có thể biến những giao dịch phức tạp trở nên dễ dàng, đáng tin cậy và an toàn thì chắc chắn sẽ có nhiều người mua hàng qua mạng và đặt mua nhiều loại hàng hóa có giá bán cao.
Việc cụ thể hóa các dịch vụ giúp cho quá trình bán hàng diễn ra nhanh chóng và khách hàng có thể hoàn tất các giao dịch phức tạp chỉ thông qua vài cái nhấp chuột.
Tạm kết
Trên đây là 31 chiến thuật độc đáo giúp giữ vững và tăng doanh thu bán hàng ngay cả trong bối cảnh mùa dịch Virus như hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên bạn sẽ lựa chọn được cho doanh nghiệp của mình giải pháp phù hợp giúp tăng doanh số, tối ưu hóa lợi nhuận.
Lưu ý rằng, một trong những chiến thuật cần lưu ý trên hết chính là đầu tư xây dựng thương hiệu để tăng vị thế cạnh tranh và chiếm lĩnh hình ảnh nổi bật trước thị trường, giúp tăng trưởng doanh thu bền vững. Để hiểu hơn về giải pháp thương hiệu, hãy liên hệ với Sao Kim Branding để được tư vấn chi tiết nhất. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline: 0964.699.499 – 0899.199.896 hoặc qua email info@saokim.com.vn để được giải đáp tận tình.
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Checklist giải pháp cho doanh nghiệp ứng biến với đại dịch COVID-19
- Học gì từ chiến lược thương hiệu của Vinamilk?