Bí mật giúp các thương hiệu lớn ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19
Trong giai đoạn kinh tế hỗn loạn do đại dịch virus COVID-19, điều quan trọng nhất chính là chủ doanh nghiệp phải tỉnh táo và tập trung để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có. Vậy đâu mới là giải pháp đúng đắn cho doanh nghiệp để ứng phó với khủng hoảng này?
Những thương hiệu lớn đang làm gì để ứng phó hiệu quả với đại dịch? Trong bài viết dưới đây, bạn sẽ khám phá được những hành động khôn ngoan đang được những thương hiệu lớn áp dụng để họ có thể trụ vững và vượt qua đại dịch này.
Và biết đâu bạn có thể áp dụng hiệu quả ngay cho doanh nghiệp của mình thì sao? Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Xây dựng công cụ tác chiến cho đội ngũ kinh doanh
Một trong những cách ứng phó hiệu quả với đại dịch của nhiều doanh nghiệp chính là nhanh chóng xây dựng công cụ tác chiến cho đội ngũ kinh doanh.
Do ảnh hưởng của đại dịch, khách hàng sẽ hạn chế di chuyển và mua hàng trực tiếp, mà chuyển dịch sang mua sắm trên các kênh online. Xu hướng này tác động nghiêm trọng đến doanh số bán hàng của nhiều doanh nghiệp.
Trong khủng hoảng, người sống sót không phải là người mạnh nhất, mà là người thích nghi nhanh nhất. Chính vì vậy, bạn cần tìm ra phương án tối ưu, hợp thời để hỗ trợ bán hàng hiệu quả mùa dịch.
Vì mọi người tăng cường mua sắm trên kênh online, doanh nghiệp cần nhanh chóng trang bị cho đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình những công cụ hỗ trợ bán hàng online đắc lực phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bối cảnh đã thay đổi, đội ngũ kinh doanh không thể gặp mặt khách hàng trực tiếp để bán hàng? Hay gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng? Khách hàng không tin tưởng sản phẩm, dịch vụ qua kênh online, không chốt được đơn?
Vậy giải pháp là gì? Hãy xây dựng những công cụ tác chiến thời dịch như E-profile, Sales-kit online,… đây chính là vũ khí bán hàng vô cùng hiệu quả bạn không nên bỏ qua.
Những công cụ này không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mà còn giúp mở rộng cơ hội kinh doanh và khiến khách hàng ấn tượng, tin tưởng và quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về Sales-kit online? Làm thế nào để sở hữu một Sales-kit online chuyên nghiệp giúp giữ vững và gia tăng doanh số bán hàng ngay cả trong mùa dịch? Bấm vào đây để tìm hiểu thêm về Sales-kit online – vũ khí hỗ trợ bán hàng đắc lực thời dịch nhé.
2. Rà soát và tối ưu hình ảnh thương hiệu
Trong những thời điểm bận rộn khác, hầu hết tất cả doanh nghiệp đều chỉ tập trung vào marketing bán hàng nên thường bỏ quên câu chuyện xây dựng thương hiệu.
Vì vậy, giờ là thời điểm tốt nhất để bạn rà soát và tối ưu hoạt động thương hiệu của mình. Thương hiệu chính là chìa khóa để kết nối với khách hàng, từ đó giúp bạn gia tăng doanh số bán hàng ngay cả trong thời điểm khó khăn này.
Trước hết, bạn cần rà soát lại từ nhận diện thương hiệu cốt lõi: Thiết kế logo đã đủ chuyên nghiệp chưa? Khách hàng có ghi nhớ thiết kế logo ấy không? Slogan của bạn đã truyền tải được sứ mệnh và thông điệp tới khách hàng tiềm năng? Bộ nhận diện thương hiệu đã đồng bộ, nhất quán để làm nổi bật hình ảnh chuyên nghiệp? Nếu không, tại sao bạn không tận dụng thời gian này để xây dựng và tối ưu từ những yếu tố thương hiệu cơ bản nhất?
Xây dựng thương hiệu để tăng doanh thu bán hàng trong và sau thời điểm này.
Đúng là mới nghe bạn sẽ cảm thấy hơi vô lý, nhưng thực sự là như vậy. Do ảnh hưởng của đại dịch, hoạt động mua bán giữa khách hàng và các cửa hàng, doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại.
Nền kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu và chỉ mua sắm những sản phẩm chất lượng và thực sự cần thiết. Theo thói quen và bản năng, người tiêu dùng thường mua những sản phẩm của thương hiệu nằm trong “top-of-mind”, nằm ở vị trí số một trong tâm trí của họ.
Vì vậy, việc tối ưu xây dựng thương hiệu trong thời điểm này chính là chìa khóa để gia tăng doanh số bán hàng. Hãy tối ưu mọi hoạt động xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng để trở thành thương hiệu số một với họ.
3. Chuẩn bị nền tảng sẵn sàng cho giai đoạn sau dịch
Ngay sau khi khủng hoảng qua đi là lúc các cơ hội sẽ tới. Theo khảo sát về tình hình Việt Nam từ đầu năm 2020, có tới 16.200 doanh nghiệp đang “chết lâm sàng”, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp giảm hơn một nửa doanh thu. Và nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, có tới 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản.
Đây là những thông tin ảm đạm cho nền kinh tế, nhưng đây cũng chính là cơ hội của bạn. Sau khi kết thúc đại dịch, vì nhiều doanh nghiệp có thể sẽ giải thể, nên bạn sẽ loại bỏ được rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Việc của bạn chính là sẵn sàng để chiếm lĩnh hoàn toàn thị phần ngành của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ co mình chờ đợi thì chắc chắn bạn sẽ để tuột cơ hội ấy vào tay người khác. Việc bạn cần làm chính là tập trung chuẩn bị nguồn lực để sẵn sàng đón đầu mọi cơ hội.
Và tập trung xây dựng thương hiệu chính là bí quyết giúp bạn có nguồn lực sẵn sàng cho mọi cuộc chơi. Liệu khi đó bạn đã sẵn sàng nguồn lực để đón những cơ hội và sẵn sàng bứt phá? Bạn đã có thiết kế profile chuyên nghiệp để cạnh tranh một gói thầu lớn? Bạn đã có thiết kế bao bì nhãn mác đẹp mắt cho sản phẩm sắp ra mắt thị trường? Hãy chuẩn bị tất cả ngay từ hôm nay.
Xem thêm: 31 chiến thuật tăng doanh thu bán hàng mùa dịch Covid-19.
4. Tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Trước thị trường hiện nay đầy bão hòa và cũng biến đổi khôn lường nhanh chóng, bạn cần tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn sẽ chỉ thành công nếu bạn đem lại cho khách hàng giá trị khác biệt.
Trước hết, hãy dành thời gian này để đánh giá, đo lường sức khỏe thương hiệu của doanh nghiệp. Thông qua sức khỏe thương hiệu, doanh nghiệp có thể biết mình đang đứng ở vị trí nào trên thị trường hiện nay.
Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là tài sản quan trọng nhất mà họ có. Sức khỏe thương hiệu không chỉ thể hiện ở doanh thu và mặt hàng được tạo ra mà còn là mối quan hệ giữa người tiêu dùng đối với thương hiệu này. Không có sức khỏe thương hiệu, nhận thức của khách hàng về sản phẩm của bạn chỉ là con số 0 mà thôi.
Sau khi đã có câu trả lời cho tình hình sức khỏe thương hiệu của doanh nghiệp, hãy lên phương án để cải thiện và nâng cao nó. Có rất nhiều cách để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh của bạn, quan trọng là bạn cần xác định: Mình là ai? Thế mạnh của mình là gì? Mình có thể tạo ra điều gì khác so với họ? Mình có thể hơn họ ở điểm gì?
Sau đó, hãy tìm hiểu và áp dụng những công cụ mới giúp doanh nghiệp của bạn tăng vị thế cạnh tranh của thương hiệu trước thị trường. Ví dụ, nếu như đối thủ của bạn tập trung mở chuỗi số lượng lớn cửa hàng offline, phủ hình ảnh thương hiệu khắp con đường, bạn cũng làm như vậy, chắc chắn bạn sẽ thua.
Thay vào đó, hãy tìm cho mình một hướng đi mới. Tại sao bạn không thử xây dựng thương hiệu trên nền tảng online? Đây chắc chắn là một phương thức hiệu quả, đặc biệt là trong mùa dịch này, khi mọi người đều tích cực hoạt động online.
Trong khi đối thủ còn loay hoay chưa tìm ra cách ứng phó hiệu quả với đại dịch, bạn nên tận dụng cơ hội này để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho mình. Ví dụ, một khách hàng tìm kiếm sản phẩm X nào đó trên internet, họ vào website của một công ty và cảm thấy giao diện thiếu chuyên nghiệp, nội dung sơ sài, không đáng tin cậy, liệu họ có mua sản phẩm của công ty đó hay không?
Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ đôi khi không phải những gì quá to lớn, vĩ đại. Một thiết kế website chuyên nghiệp với nhận diện thương hiệu đồng bộ, nhất quán và nội dung chất lượng cũng là một gợi ý đơn giản giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường online.
5. Hạn chế cắt giảm ngân sách truyền thông
Đại dịch Covid-19 mang đến những lo lắng về một tương lai bất định phía trước vì tác động mạnh đến nền kinh tế. Cách phản ứng thông thường khi nền kinh tế đang trong thời kỳ giảm phát của một số lãnh đạo doanh nghiệp, vốn chỉ quan tâm đến sự phát triển trên doanh số, chính là: mạnh tay cắt giảm ngân sách truyền thông.
Đúng là một trong những biện pháp để doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng này chính là cắt giảm chi phí. Nhưng mạnh tay cắt giảm ngân sách truyền thông liệu có phải chiến lược khôn ngoan?
Trong thời điểm thuận lợi, doanh nghiệp nên truyền thông, trong thời điểm không thuận lợi, doanh nghiệp BẮT BUỘC phải truyền thông.
Trong một nghiên cứu về suy thoái kinh tế Mỹ từ năm 1980 đến 1985, McGraw-Hill Research từng phân tích 600 doanh nghiệp thuộc 16 nhóm ngành khác nhau. Kết quả cho thấy rằng những doanh nghiệp tiếp tục duy trì/tăng ngân sách truyền thông trong giai đoạn suy thoái có mức tăng trưởng doanh số hơn gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp loại trừ/giảm ngân sách truyền thông trong cả thời điểm giảm phát và tăng trưởng sau đó.
Cắt giảm ngân sách truyền thông chính là giảm cơ hội tạo ảnh hưởng trong tâm trí khách hàng, và một thương hiệu bị lãng quên là một thương hiệu “chết”. Sự gia tăng tầm ảnh hưởng của thông điệp truyền thông chính là cách để gia tăng thị phần của thị trường.
Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn đã thực hiện truyền thông thương hiệu bằng những chiến dịch CSR (trách nhiệm xã hội). Nếu Coca-Cola “quảng cáo” gián tiếp bằng cách quyên góp 7 tỷ cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, thì tập đoàn thời trang cao cấp LVMH biến xưởng nước hoa thành nhà máy chế tác nước rửa tay, nhưng không quên đựng chúng trong những lọ mỹ phẩm đắt tiền xinh đẹp có logo của Dior, Givenchy và Guerlain.
Đây chính là điểm chạm đắt giá mang thông điệp cộng đồng đầy tính nhân văn, nhưng không quên nhẹ nhàng gõ cửa tâm trí khách hàng, liên kết đến trải nghiệm rửa tay xa xỉ với mỗi lần nhìn chai nước rửa tay, và hứa hẹn một tương lai chuyển đổi người dùng nước rửa tay trong thời Covid-19 thành người ủng hộ thương hiệu, xa hơn nữa là sở hữu sản phẩm của LVMH.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nguồn lực tài chính đủ mạnh có thể cân nhắc cắt giảm một số kênh không thực sự hiệu quả trong giai đoạn này như quảng cáo ngoài trời, sự kiện offline.
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng mình không LOẠI BỎ HOÀN TOÀN truyền thông quảng cáo, đặc biệt là những phương thức digital marketing – kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả trong thời gian này.
Để thực hiện digital marketing thành công, trước hết bạn phải có nền tảng thương hiệu trên kênh digital. Doanh nghiệp cần sở hữu Digital Brand ID (nhận diện số) trước khi bắt tay thực hiện bất cứ chiến dịch truyền thông online nào. Đây là nền tảng vững chắc hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông hiệu quả trên kênh digital hiện nay.
Trong thời gian mùa dịch, khảo sát đã chỉ ra rằng mọi người đều tích cực hoạt động trên kênh online nhiều hơn. Bạn cần nắm bắt cơ hội này để ghi dấu ấn hình ảnh thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng, thông qua giải pháp Digital Brand Content (chiến lược phát triển nội dung thương hiệu số).
Giữa doanh nghiệp và khách hàng cần có sự kết nối thì thương hiệu mới bền vững được. Điều mà doanh nghiệp cần làm là không đánh mất sự kết nối đã dày công xây dựng và củng cố trong tâm trí khách hàng trong thời gian qua.
Không ai biết được khi nào khủng hoảng hiện tại sẽ kết thúc, nhưng trước khi thảm họa kết thúc, bạn phải chắc chắn rằng bản thân mình không tự tay nhấn chìm tài sản thương hiệu đã gây dựng bằng lý do tiết kiệm chi phí.
Tạm kết
Trên đây là những phương án mà một số thương hiệu lớn đã ứng biến hiệu quả với đại dịch. Hy vọng bạn có thể lấy làm bài học và áp dụng cho doanh nghiệp của mình để giúp thương hiệu có thể vượt qua khủng hoảng do virus Covid-19 trong thời gian này.
Nếu bạn đang muốn áp dụng ngay những giải pháp thương hiệu hỗ trợ doanh nghiệp đứng vững và phát triển ngay cả trong mùa dịch, hãy liên hệ với Sao Kim Branding.
Đội ngũ chuyên gia tại Sao Kim Branding sẽ sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp cho vấn đề của bạn. vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc gửi cho chúng tôi yêu cầu qua email info@saokim.com.vn.
Nguồn tham khảo: Sao Kim Branding