Blog thiết kế logo

Sự phát triển logo ngành công nghệ trong thế kỉ qua

Bằng cách nào mà các gã khổng lồ của ngành công nghệ tiếp cận được với khách hàng trong suốt thế kỉ qua? Và cách nào các công ty công nghệ lớn không bị loại khỏi cuộc chơi?

Những thương hiệu điện tử tiêu dùng  lớn như Sony chắc chắn đã đóng một phần quan trọng trong câu chuyện này, nhưng chúng ta sẽ không nghiên cứu về họ. Bởi công việc của họ khá dễ dàng khi các sản phẩm công nghệ mang tính đột phá như Walkmans hay những chiếc TV có độ phân giải cao đã được bán ngay lập tức. Có thể thấy rằng thương hiệu đóng một vai trò lớn, nhưng đôi khi nó cũng không cần thiết đến vậy.

Thiết kế thương hiệu là một công việc chuyên ngành và đảm bảo nhiều điều kiện, nguyên tắc nhất định để đạt được sự hiệu quả, chính bởi vậy Logoart xin giới thiệu với các bạn bài viết về Lịch sử của một vài thương hiệu lớn trên thế giới.

Thay vào đó, chúng ta hãy tập trung vào những công ty tiên phong thực sự – đó là những công ty đã phải bán những sản phẩm cùng với những khái niệm chưa từng được nghe tới trước đó hay chưa được hiểu đầy đủ, như băng thông rộng, bộ vi xử lý và các thuật toán tìm kiếm.

AT&T

AT&T, một công ty về điện thoại và điện báo của Mỹ, là sự hợp nhất của một số tập đoàn kiểm soát quyền sáng chế của Alexander Graham Bell- nhà phát minh ra điện thoại. Tuy nhiên, vai trò của nó như một nhà sáng chế công nghệ đã vượt xa các mẫu điện thoại và điện báo cũ. Trong những năm 1940, AT&T đã đặt nền móng cho điện thoại di động, gửi gói truyền dẫn bằng thông rộng đầu tiền, và phát minh ra bóng bán dẫn.

Trong vòng 100 năm kể từ khi ra đời, AT&T đã sử dụng logo hình chuông cho thương hiệu của mình, đơn giản hóa với kiểu chữ in đậm trong những năm 1960. Tuy nhiên, tới những năm 1980, chính phủ Mỹ yêu cầu AT&T mở rộng một số công ty con, bao gồm Southwestern Bell Telephone Company (SBC). Kết quả là SBC đã lấy biểu tượng chuông và AT&T phải tạo ra một biểu tượng mới: một quả cầu được vòng qua bởi các dải ngang biểu thị đường truyền điện tử (logo thứ 2 ở trên từ bên phải).

Trong 30 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển của logo tới lúc nó trở thành 3D vào cuối những năm 1990 và ngay sau đó đã đạt được những hiệu quả vào những năm 2000 (logo ở trên, ngoài cùng bên phải). Tuy vậy, nó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính linh hoạt của thương hiệu. Theo thông tin mới nhất, từ 2015, công ty đã trở lại với tính hai chiều đơn sắc

IBM
tech branding: ibm logo evolution

IBM được biết đến với những đổi mới trong lĩnh vực điện toán, đặc biệt là vào những năm 1960. Tuy nhiên, nó bắt đầu như International Time Recording Company và chủ yếu là tạo ra máy ghi thời gian cơ học. Vào 1911, IBM đã mở rộng hoạt động và đổi tên thành Computing-Tabulating-Recording Company. Có thể thấy rằng, International Business Machines (IBM) là một cái tên đã được cải tiến về sau.

Logo đầu tiên của nó cũng chính là “IBM”, được thiết kế vào năm 1924, mô tả một quả địa cầu được bao quanh bởi một biểu ngữ. Cho tới 20 năm sau đó, nó được đơn giản hóa triệt để bằng những chữ cái màu xanh đơn giản. Mặc dù vậy, IBM chỉ thực sự đánh dấu thương hiệu của mình vào lịch sử thiết kế đồ họa với sự thiết kế bởi nhà thiết kế huyền thoại Paul Rand vào năm 1972. Rand đã phân các khối chữ cái thành 8 dải ngang, nhằm mục đích truyền đạt “tốc độ và tính năng động” trong những bước chuyển mình tiếp theo.

General Electric

tech branding: general electric logo evolution

Cuối thế kỷ 19, Thomas Edison- nhà phát minh ra điện đã tự mình quản lí vài công ty: Edison Lamp Company, Edison Machine Works và Edison Electric Light Company. Ông đã quyết định hợp nhất chúng lại và General Electric ra đời.

Có thể bạn nghĩ rằng General Electric chỉ là một nhà sản xuất các thiết bị gia dụng đơn giản- máy rửa bát, máy giặt,… Đúng là vào cuối thế kỷ 20, đây là những sản phẩm dễ thấy của nó. Nhưng trong thực tế, những đổi mới đằng sau đã được mở rộng hơn nhiều. General Electric đã tạo ra các yếu tố làm nên công nghệ truyền hình, cách mạng hóa việc duy trì điện thế với việc phát minh ra máy tăng áp turbo cho máy bay, và thậm chí nó còn dẫn đầu ngành điện toán trong những năm 1960.

Logo của General Electric cũng được xem là một trong những sản phẩm tốt nhất thế giới mọi thời đại, chưa từng được thay đổi nhiều trong suốt 125 năm qua. Năm 1934, GE đưa ra các chữ viết tắt cơ bản vào bên trong một vòng tròn với hiệu ứng xoáy nước để nói tới tốc độ và tính lưu động. Gần như không có bất kỳ sự thay đổi nào cho tới năm 2004, khi mà GE sử dụng tới Wolff Olins để đưa ra bản cập nhật logo mới. Cách làm mới thương hiệu của họ bao gồm làm sạch đồ họa, đưa ra màu xanh mới và tạo nên một kiểu chữ độc quyền kèm theo là GE Inspira.

Xerox

tech branding: xerox logo evolution

Trong khi cái tên thương hiệu Xerox được gắn liền với máy in và máy quét thì nguồn gốc thực tế của nó xuất phát từ thế kỷ 20. Trước đó, nó vốn là Haloid Photographic Company- một công ty sản xuất giấy nhiếp ảnh. Tới những năm 1950, nó chuyển tên thành Haloid Xerox, và cuối cùng chỉ đơn giản là Xerox.

Trong khi giấy photo và phần cứng in không đủ để được đánh giá trong cuộc cách mạng công nghệ, Xerox đã phát minh ra một số công nghệ bổ sung khác và chúng trở nên khá quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực thiên văn. Giao diện người dùng đồ họa, chuột, một loạt các chuẩn nối dây và phát tín hiệu đã xuất hiện trong Xerox vào những năm 1970 và 1980.

Đôi khi, Xerox chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của những phát minh của chính mình, và cũng tương tự đối với sự phát triển của việc nhận diện đồ họa. Trong những năm 1960, Xerox đã từ bỏ những thứ được truyền lại từ Haloid để đưa ra một kiểu chữ mang tính biểu tượng với các chữ viết hoa mỏng và sử dụng khung vuông và không may là nó đã trở nên khá phức tạp.

Vào năm 1994, hãng thiết kế Landor đã cố đưa logo của Xerox về dạng kỷ nguyên số bằng cách đơn giản hóa nó thành “X” với một phần ảnh bị vỡ đã trở thành điển hình cho giao diện đồ họa của thời đại. Tuy nhiên, rõ ràng là điều này đã trở nên lỗi thời. Sự phát triển về logo trong năm 2008 của không được đánh giá cao khi sử dụng biểu tượng dạng 2.0 chung chung cùng với đường dốc vụng về và hiệu ứng làm bóng.

Hewlett-Packard

tech branding: HP logo evolution

 Khởi nguồn công ty của William Hewlett và James Packard của Stanford là trong một nhà để xe vào năm 1939. Sản phẩm đầu tiên là một chiếc máy tạo dao động âm thanh mà họ làm ra để kiếm được một phần nhỏ chi phí của đối thủ cạnh tranh. Từ những năm 1960, họ đã bước chân vào trò chơi bán dẫn và tạo nên chiếc máy tính cá nhân đầu tiên vào năm 1968. Kể từ đó, việc kinh doanh được mở rộng bằng chuyển sang máy tính, máy quét, máy in và những thứ tương tự.

Logo ban đầu của họ đã được giữ đến năm 1974, gồm chữ viết tắt của hai người đứng đầu với nét đi lên và đi xuống vượt qua một chiếc nhẫn mỏng. Vào những năm 1980, logo này đã được bao phủ bởi một hình chữ nhật màu xanh, và cho tới năm 2010 nó đã thu nhỏ lại thành một vòng tròn với một màu xanh nhạt hơn.

Thú vị hơn là gần đây, HP đã thuê công ty thiết kế Moving Brands để thực hiện những thay đổi nhận diện căn bản hơn, nhưng họ vẫn chưa đưa ra quyết định chính xác. Mẫu thiết kế này được mô tả trong ô dưới của hình trên, chỉ sử dụng tới bốn đường nghiêng với ngụ ý rằng một ngày nào đó ( rõ ràng là 2021), chỉ có một đường là cần thiết. Đây chính là lời giải thích của Moving Brands về ý tưởng của họ.

Biểu tượng này được xác định bởi góc 13°, thể hiện tinh thần của HP trong việc hướng tới sự khéo léo và lạc quan về tương lai và niềm tin vào sự tiến bộ của con người. Bên cạnh đó, nó cũng đề cập tới thế giới của máy tính bằng cách gợi lại đường gạch chéo phía trước được sử dụng trong lập trình. 13° tồn tại trong bản sắc thương hiệu, ngôn ngữ đồ họa, thiết kế sản phẩm và thiết kế giao diện người dùng.

Tuy chưa được thực hiện nhưng mẫu thiết kế này cũng được đánh giá cao.

Intel
tech branding: intel logo evolution

Vào năm 1957, môt nhóm kỹ sư làm việc cho Shockley Semiconductor Laboratory đã bắt đầu công ty riêng của mình, và nó đã trở thành Fairchild Semiconductor. Họ được biết đến như là “tám kẻ phản bội”. Một trong số họ là Gordon Moore đã đạt được sự nổi tiếng bởi “luật” của mình rằng khả năng tính toán sẽ mạnh gấp đôi mỗi 18 tháng trong tương lai gần. (Ông đã đúng trong vòng 30 năm). Vào năm 1968, Moore đã thành công trong việc thành lập công ty vi xử lý của riêng mình, đó là Intel.

Moore và các vị đồng sáng lập đã tạo ra logo ban đầu của họ với chữ e như bị rớt xuống, và logo này đã tồn tại trong suốt những năm 1980. Tuy nhiên, với sự ra đời của máy tính cá nhân, Intel nhận thấy sự cần thiết của việc hướng tới một thị trường mới: người tiêu dùng hàng ngày. Đây thực sự là một vấn đề khi mà các sản phẩm của Intel đều mang những mục đích không thể nhìn thấy được. Và nó chỉ nằm trong máy tính.

Intel đã chuyển sang xây dựng thương hiệu để giải quyết vấn đề này. Vào năm 1991, Intel đã giới thiệu một logo mới với cụm từ “intel inside” – khẳng định vị trí của họ ở phía hậu trường. Họ đã sắp xếp với các nhà sản xuất máy tính để logo này xuất hiện trên bất cứ sản phẩm nào mà bộ vi xử lý của họ được sử dụng, từ đó đảm bảo rằng thương hiệu của họ được biết đến ngay cả khi những sản phẩm không được nhìn thấy.

Vào năm 2005, mẫu logo “Intel Inside” bị loại bỏ và mẫu thiết kế mới được cập nhật, hướng tới một bước nhảy vọt năng động

Microsoft
tech branding: microsoft logo evolution

Năm 1972, Bill Gates và Paul Allen đã thành lập công ty Traf-O-Data, sử dụng máy tính để phân tích dữ liệu ô tô. Công ty này càng ngày càng lớn và đổi tên thành “Microsoft”, viết tắt của “microprocessor software”. Sau đây là phần lịch sử, đặc biệt là cánh cửa dẫn tới trò chơi hệ điều hành của Microsoft vào những năm 1980, khi mà họ cạnh tranh với Apple bằng cách đưa ra Windows và bộ công cụ Office.

Tuy nhiên, không như Apple, khả năng về thẩm mỹ chưa bao giờ là thế mạnh của Microsoft. Gates và Allen đã thiết kế logo đầu tiên của công ty trong chưa đầy một ngày, sử dụng chương trình ngôn ngữ máy tính BASIC. Tới những năm 1980, họ đã nhanh chóng đưa ra một phong cách thiết kế logo dựa trên ký tự thương hiệu trước khi quyết định thiết kế mới của Scott Baker. Bên cạnh việc mẫu thiết kế tương tự như nhân vật “Pac Man” với một vết rạn hình tam giác ở chữ “o”, thiết kế của Baker sử dụng phông chữ của Helvetica với nét chữ in đậm, nghiêng và súc tích.

Mẫu thiết kế này của Baker được giữ nguyên trong vòng 25 năm. Tới năm 2012, Microsoft đã giới thiệu một mẫu logo mới, hoàn thiện hơn với mạng lưới bốn ô vuông đầy màu sắc (đại diện cho sự đa dạng của các sản phẩm tới từ Microsoft, mặc dù thực sự là nó ám chỉ tới Windows), sử dụng một kiểu chữ mới là Segoe UI với màu sắc sáng hơn. Cũng như logo trước đó, chữ “f” và “t” vẫn tiếp tục được nối liền với nhau.

Apple
tech branding: apple logo evolution

Apple được thành lập bởi Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne vào năm 1976 với mục đích phát triển và bán dòng máy tính cá nhân. Nó đã sát nhập trong ngay năm sau đó mà không cần tới bất kì sự giới thiệu nào hơn nữa.

Logo đầu tiên của Apple được thiết kế bởi Wayne, đó là một bản khắc chi tiết cảnh Sir Isaac Newton ngồi bên dưới một cây táo, tất cả được đặt trong một khung hình. Cụm từ bên ngoài cho biết “Newton…Một hành trình không dứt trong tâm trí vòng quanh những suy nghĩ lạ lùng…Một mình.”

Một năm sau đó, Hobs đã ủy quyền thiết kế một mẫu logo đơn giản hơn cho Rob Janoff- một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, và kết quả đem lại là bóng của một quả táo nhiều màu. Jobs là người đã nhấn mạnh vào dải màu cầu vồng như một cách để “nhân bản hóa” thương hiệu. Vết cắn là để tránh khỏi sự nhầm lẫn với một quả cà chua.

Tuy nhiên, khi Jobs trở lại vị trí lãnh đạo công ty vào năm 1998, ông đã quyết định đưa logo của Apple trở thành một màu đơn sắc. Từ đó, Apple đã thử nghiệm nhiều biến thể khác nhau, đem lại các kết cấu khác nhau cùng với các hiệu ứng bóng để mang tới sự nhận diện tốt hơn. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được sự đơn sắc, và gần đây Apple vẫn giữ kiểu thiết kế này lại để phù hợp với thẩm mỹ thiết kế phẳng.

Google
tech branding: google logo evolution

Larry Page và Serge Brin bắt đầu với Google như một thí nghiệm nghiên cứu trong khoảng thời gian là sinh viên tại Stanford University. Họ đã nghĩ về việc nâng cấp các thuật toán công cụ tìm kiếm bằng cách xếp hạng các trang không theo mật độ từ khóa mà theo số lượng các liên kết trả về. Do đó tên ban đầu của họ được đặt là “Back Rub”. Về sau, họ quyết định chuyển tên thành Google, xuất phát từ lỗi chính tả của Googol, bằng 10100

Logo đầu tiên của Google được thiết kế bằng việc sử dụng một chương trình đồ họa miễn phí, dựa trên kiểu chữ Baskerville cùng với một dấu chấm than ở cuối như Yahoo!. Ngay năm sau đó, Google đã đưa tới một nhà thiết kế chuyên nghiệp là Ruth Kedar và dùng tới kiểu chữ Catull mỏng hơn cho logo. Từ đó, logo đã nhiều lần trải qua những thay đổi nhỏ, cuối cùng mất bóng và hiệu ứng ba chiều vào năm 2013, một phiên bản mới ra đời cũng gây tranh cãi khi Google mở rộng thanh chéo của chữ “e”.

Vào năm 2015, Google đưa ra Product Sans- một kiểu chữ hoàn toàn mới dựa trên dạng chữ sans-serif (không có chân), không quá khó để tưởng tượng. Phông chữ nay cũng đã được sử dụng dưới màu sắc đỏ bởi công ty mẹ của Google là Alphabet.

Facebook
tech branding: facebook logo evolution

Mark Zukerberg đã lập nên “The Facebook” với sự giúp đỡ của Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes- những người bạn cùng trường Harvard vào năm 2003. Năm 2005, “the” được loại bỏ nhưng phông chữ Klavika vẫn được giữ lại. Logo ban đầu được thiết kế bởi Joe Kral và Cuban Council và chỉ thêm một chút chỉnh sửa qua việc đưa thanh ngang của “f” và thanh trên cùng của “a” ngang bằng nhau.

Vào năm 2015, logo mới ra đời dựa trên một kiểu chữ độc quyền mà các nhà thiết kế của Facebook đã tạo nên cùng với Eric Olson- nhà sáng tạo ra kiểu chữ Klavika. Có thể thấy rằng nó mỏng, tròn hơn và chữ “a” đã chuyển sang một phiên bản khác. Josh Higgins- giám đốc sáng tạo của Facebook đã có lời giải thích đằng sau sự thiết kế lại này

Khi logo được thiết kế lần đầu vào năm 2005, chúng tôi cũng chỉ mới bắt đầu và muốn chiếc logo phát triển và được đón nhận. Giờ đây thì chúng tôi hiện đại hóa logo để nó trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn.

Việc logo mới có hiện đại hơn hay không vẫn còn gây tranh cãi. Rất có thể rằng lý do thực sự của việc thay đổi là logo cũ không được thể hiện tốt trên những màn hình nhỏ, ví dụ là trên những thiết bị di động, và logo mới có thể thực hiện được điều đó.

Tech branding takeaways (Những thông điệp về xây dựng thương hiệu công nghệ cao)

Sau khi nhìn vào một số ví dụ về sự bùng nổ của những thương hiệu công nghệ cao trong thể kỷ 20, chúng ta có thể rút ra những điều sau:

  • Xanh dương là màu sắc được yêu thích, và nó cũng phù hợp với yêu cầu đơn sắc. Google, Microsoft hay Xerox là những thương hiệu đi theo xu hướng này, trong đó Google và Microsoft thành công hơn đối với công ty còn lại
  • Gần như mọi thương hiệu trên đều trở nên đơn giản hơn theo thời gian qua việc sử dụng dạng chữ không chân thay vì có chân, sự đa sắc trở thành đơn sắc, kỹ thuật khắc trở thành kỹ thuật in bóng, thực tế trở nên hình học. Điển hình là mẫu thiết kế của HP được thực hiện bởi Moving Brands. Và lại một lần nữa thương hiệu duy nhất trở nên phức tạp hơn là Xerox và nó không hề mang lại kết quả tốt.

Qua bài viết này, Sao Kim mong bạn đã tham khảo được những mẫu thiết kế theo phong cách hiện đại độc đáo. Để nhận thêm các tư vấn chuyên sâu từ các chuyên gia thiết kế thương hiệu, vui lòng để lại thông tin liên hệ phía dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline 0964.699.499 và email contact@logoart.vn.

Nguồn: https://logoart.vn/

– Sưu tầm: 99designs

Xem thêm nhiều bài viết thú vị khác:

 

 

 

    Để nhận được thông tin và tư vấn về dịch vụ thiết kế logo, nhận diện thương hiệu, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: info@saokim.com.vn hoặc số hotline: 0964.699.499.

    LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

    Câu hỏi kiểm tra:

    Chọn nơi làm việc

     

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    KHỞI ĐẦU ĐÚNG
    ĐỂ VỮNG BƯỚC TIẾN XA!
    Đề nghị báo giá
    TP HN: Tầng 3, Tòa nhà Stellar Garden, 35 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân
    TP HCM: Lầu 3, Toà nhà Hoa Lâm, 02 Thi Sách, Quận 1
    Logo Art